Cảnh báo đồng USD đang suy yếu, mất dần vị thế trong rổ tiền tệ

30/11/2024
Sức mạnh đồng USD đang giảm dần, và vừa được cảnh báo đứng trước nguy cơ mất vị trí chủ chốt trong rổ tiền dự trữ của thế giới.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức hiện tại, từ 0% - 0,25%. Mức này đã được áp dụng từ ngày 15/3/2020, sau 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp trong tháng.

FED cho biết, cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ tạo sức ép lớn lên các hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát trong ngắn hạn, đem đến rủi ro lớn cho triển vọng kinh tế trung hạn.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới vẫn giảm, tỷ giá USD chưa có dấu hiệu phục hồi do những lo ngại về việc Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đang mâu thuẫn trong việc thống nhất các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo của nước này. 

Tại thị trường Việt Nam, giá đồng USD khá ổn định dù mấy phiên gần đây có dấu hiệu sụt giảm nhẹ. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2020 giảm 0,23% so với tháng trước; tăng 0,24% so với tháng 12/2019 và giảm 0,32% so với cùng kỳ năm trước.

Cảnh báo đồng USD đang suy yếu, mất dần vị thế trong rổ tiền tệ - Ảnh 1.

Đồng USD đang suy yếu. (Ảnh minh họa)

Mới đây, các chuyên gia của Goldman Sachs đã khiến mối lo ngại về tình hình lạm phát ở Mỹ thêm gia tăng khi đưa ra một cảnh báo rằng đồng USD có nguy cơ mất đi vị trí thống trị trong thị trường ngoại hối toàn cầu.

Khi Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị đưa ra một gói kích thích tài khóa khác để hỗ trợ nền kinh tế và FED cũng mở rộng bảng cân đối kế toán thêm khoảng 2,8 nghìn tỷ USD trong năm nay, thì các chiến lược gia của Goldman Sachs cảnh báo rằng chính sách của Mỹ đang gây ra mối lo ngại vè tiền tệ. Điều này có thể đặt dấu chấm hết cho vị trí chủ chốt cùa đồng bạc xanh trong rổ tiền tệ dự trữ của thế giới.

Dù quan điểm này vẫn chỉ thuộc nhóm thiểu số trong hầu hết các nhóm chuyên gia tài chính và các chuyên gia của Goldman Sachs cũng không khẳng định điều này sẽ xảy ra, nhưng nhận định này đã "đánh thẳng" vào mối lo ngại tồn tại trên thị trường ở tháng này. Đó là, nhà đầu tư lo ngại rằng việc in thêm tiền sẽ thúc đẩy lạm phát trong những năm tới và tiền sẽ được đổ rất nhiều vào vàng.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs phân tích: Vàng là loại tiền tệ mang tính giải pháp cuối cùng, đặc biệt là ở trong bối cảnh hiện tại – khi các chính phủ đang hạ giá các đồng tiền pháp định và đưa lãi suất xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Ngoài ra, nhóm chuyên gia cho biết hiện tại mối quan tâm thực sự của họ là về thời gian đồng USD được coi là đồng tiền tệ dự trữ.

Cảnh báo đồng USD đang suy yếu, mất dần vị thế trong rổ tiền tệ - Ảnh 2.

Dưới áp lực của giá vàng, đồng USD đang mất giá. (Ảnh minh họa: CNBC)

Việc giá vàng vượt đỉnh lịch sử đã làm nổi bật mối lo ngại ngày càng tăng đối với nền kinh tế thế giới. Goldman Sachs cũng dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức 2.300 USD/ounce trong 12 tháng tới. Điều này gây áp lực khá lớn lên đồng USD.

Trong khi đó, chỉ số Bloomberg Dollar Spot chứng kiến tháng 7 tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ. Đà giảm diễn ra trong bối cảnh nhiều lời cảnh báo về sự lao dốc của đồng USD được đưa ra sau khi EU tung gói giải cứu chưa từng có – nhằm thúc đẩy đồng Euro và phát hành trái phiếu chung.

Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đồng USD được sử dụng trong 88% giao dịch tiền tệ trên thế giới. Trong khi đó, dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay, hiện tại đồng USD vẫn chiếm khoảng 62% dự trữ ngoại hối của thế giới, dù đã giảm từ con số 85% trong những năm 1970./.

Nguồn: