Cụ thể, lúc 8h30, Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,75-56,25 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng/lượng so với cuối phiên trước.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) lại giữ nguyên mức niêm yết cuối ngày hôm qua là 55,85-56,25 triệu đồng/lượng.
Trước đó, trong phiên giao dịch 14/10, giá vàng trong nước biến động khá mạnh, giảm 400-500 nghìn đồng/lượng ngay khi mở cửa rồi lại quay đầu tăng khoảng 200-300 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng thế giới sau khi giảm mạnh 30 USD/ounce xuống còn 1.888 USD/ounce lại quay đầu đi lên, có lúc vượt mốc 1.900 Usd/ounce. Đến 8h40 (15/10 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.894 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại Vietcombank tương đương với 53,16 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 3 triệu đồng/lượng.
Tuy giá vàng tăng nhưng một số nhà đầu tư cho rằng xu hướng này chưa chắc chắn. Bởi ngoài nguyên nhân làm cho giá vàng đi lên "chớp nhoáng" là USD đột ngột suy yếu, thị trường gần như không có thông tin nào để vàng củng cố đà tăng giá.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích kỳ vọng giá vàng cuối năm sẽ trở lại trên 2.000 USD / ounce khi các ngân hàng trung ương tìm cách duy trì các chính sách tiền tệ đặc biệt nới lỏng trong tương lai gần.
Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức không giới hạn cho đến năm 2023. Đồng thời, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã thúc đẩy các biện pháp kích thích tài khóa hơn từ Cục Dự trữ Liên bang.
Cùng với lãi suất thấp, các nhà phân tích và kinh tế hàng hóa kỳ vọng áp lực lạm phát gia tăng, có thể đẩy lãi suất thực xuống vùng âm, tạo ra môi trường hoàn hảo cho vàng.
Nguồn: