Ngân hàng Việt hút nhà đầu tư nước ngoài

23/11/2024
Mặc dù là ngân hàng có quy mô tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động ở mức trung bình nhưng hoạt động an toàn, hiệu quả, có tiềm năng phát triển ngân hàng bán lẻ, vài năm gần đây các ngân hàng nhóm này đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, chú ý.

Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2018.

Trong đó riêng góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư đạt 6.502 lượt với tổng giá trị góp vốn 10,4 tỷ USD, tăng 82,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số này có 1.348 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 6,34 tỷ USD và 5.154 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 4,06 tỷ USD.

Cùng với sự phát triển và hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế thông qua các cam kết quốc tế như gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA…, Việt Nam đang sửa đổi, bổ sung nhiều bộ luật, như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và một số luật chuyên ngành khác; Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới lần đầu tiên được Bộ Chính trị ban hành nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện. Động thái sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, thời gian qua, nhờ vốn góp của nhà đầu tư ngoại đã giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng nguồn vốn, phát triển công nghệ ngân hàng mới, tăng cường năng lực quản trị và chất lượng nguồn nhân lực, từ đó giúp các nhà băng chủ động hơn trong quá trình hội nhập, tăng tính cạnh tranh, chinh phục các thị trường khu vực, quốc tế.

Ngân hàng Việt hút nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh 1.

Vốn góp từ các nhà đầu tư nước ngoài giúp các ngân hàng tăng nguồn vốn dễ dàng hơn

Tiềm năng và lợi thế hút vốn không chỉ thuộc về ngân hàng lớn

Ngoài một số NHTM có quy mô vốn lớn như Vietcombank, BIDV được nhà đầu tư nước ngoài  quan tâm thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm đến các ngân hàng có quy mô trung bình, bởi ngoài mức giá mua hấp dẫn, khả năng thu được lợi nhuận cao, thì các nhà băng này còn linh hoạt hơn so với các ngân hàng có quy mô lớn trong việc bán lẻ ở thị trường ngách – đây là thị trường có nhiều tiềm năng trong một nền kinh tế đang phát triển ở tốc độ cao như Việt Nam.

Trong số đó NCB là một điển hình. Với quy mô tổng tài sản 72.431 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, và kế hoạch vốn điều lệ sẽ tăng lên 7.000 tỷ đồng cuối 2019 và 10.000 tỷ đồng giai đoạn 2019-2020, NCB đã nỗ lực tái cấu trúc thành công và nằm trong nhóm các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao về sự an toàn và hiệu quả.

Những năm qua, NCB đã đón tiếp nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và trao đổi về khả năng hợp tác. Các nhà đầu tư này đều đánh giá cao ngân hàng có những tiềm năng phát triển khả quan trong tương lai, vì những tiềm năng, lợi thế hợp xu hướng kinh doanh ngân hàng trong tương lai, đó là:

Có chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ rõ ràng, sáng tạo, từ năm 2013 đến năm 2018, tăng trưởng tiền gửi của NCB vượt trội so với hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, dư nợ cho vay của ngân hàng tăng gấp đôi về số lượng cũng như quy mô. Tài trợ tín dụng đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế như: bất động sản, xây lắp, dược phẩm, thiết bị y tế, dịch vụ cung ứng, ô tô… là những thế mạnh của NCB trên thị trường tài chính. Cũng vì thế mà quy mô khách hàng tăng trưởng bình quân cao (16,8%/năm). Định hướng mục tiêu cho vay phân khúc bán lẻ của ngân hàng sẽ đạt khoảng 50% - 55% trên tổng cho vay trong thời gian tới.

Đồng thời, NCB cũng định vị trở thành nhà tư vấn tài chính thông minh, cam kết cung cấp các dịch vụ tài chính nhanh chóng, thân thiện và được may đo cho từng khách hàng. Đến nay, ngân hàng được đánh giá là mạnh về phân tích, tư vấn, cung cấp các thông tin tài chính cho khách hàng cá nhân/doanh nghiệp.

Một thế mạnh hỗ trợ cho chiến lược bán lẻ là NCB có mạng lưới phân bổ đều tại các địa bàn chiến lược trên toàn quốc với 24 chi nhánh, hơn 90 điểm giao dịch (trong đó 30 điểm phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp). Bên cạnh đó, ngân hàng có đội ngũ nhân lực trên 2.000 nhân viên tinh thông nghiệp vụ, đủ kỹ năng sẵn sàng cho chuyển đổi ngân hàng số. Đội ngũ sales của nhà băng này được đánh giá là thấu hiểu khách hàng và cộng đồng doanh nghiệp.

Ngân hàng Việt hút nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh 2.

Đội ngũ sales của NCB được đánh giá là thấu hiểu khách hàng và cộng đồng doanh nghiệp

Trong định hướng phát triển chiến lược ngân hàng số, cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ được NCB ưu tiên đầu tư đặc biệt, ngân hàng luôn đề cao trải nghiệm người dùng trong thiết kế sản phẩm ngân hàng số, phát triển các ứng dụng ưu việt so với thị trường phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu khác biệt. Các sản phẩm, dịch vụ được triển khai trên nền tảng Ngân hàng số phục vụ khách hàng của NCB như: mở tài khoản online, mở sổ tiết kiệm online, thanh toán hoá đơn chủ động và tự động, chuyển tiền 24/7 trên ứng dụng di động, thanh toán mã QR, mua sắm online,…

Với chiến lược phát triển hiệu quả và bền vững, NCB đã chú trọng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và hướng tới đáp ứng chuẩn mực quốc tế theo Basel II. Bên cạnh đó, là một thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngân hàng này cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tính minh bạch thông tin.

Một trong những mục tiêu đột phá được nêu trong năm 2019 của NCB là: "Tăng cường năng lực vốn, tài chính thông qua việc tăng vốn và hợp tác thành công với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và bứt phá về quy mô tương ứng với năng lực tài chính mới."

Với những lợi thế trên, NCB đang được một số nhà đầu tư châu Á đặc biệt quan tâm đến việc hợp tác để cùng tìm kiếm lợi nhuận tiềm năng từ thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam.

Nguồn: