Nhân sự công nghệ - mắt xích quan trọng của một ngân hàng số

29/03/2024
Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi quyết định thành công và sự phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng.

Một trong những thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng trong chuyển đổi số hiện nay chính là chất lượng nguồn nhân lực công nghệ. Việc xây dựng đội ngũ này không hề dễ dàng bởi đây là một ngành đặc thù, đòi hỏi nhân sự phải có hiểu biết về chuyên môn và nghiệp vụ ngân hàng. Mặt khác, đào tạo và củng cố bộ máy làm việc thực tế lại chưa thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, gây ra tình trạng khan hiếm nhân sự chuyển đổi số trên thị trường.

Xác định con người là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trong chuyển đổi số, các ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tư cho nguồn nhân sự phát triển công nghệ số, xây dựng văn hoá doanh nghiệp và phát triển các mô hình kinh doanh mới mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng. Điển hình, có thể thấy rõ điều này trong lộ trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ hùng hậu nhất hiện nay, lên đến 1.200 người – chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng, MBBank xác định chuyển đổi số chính là cơ hội để MBBank bứt phá trở thành một doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn, trong đó nhân sự công nghệ đóng vai trò là "mắt xích" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả và bền vững.

"Thu hút và tạo động lực cho nhân viên bằng môi trường làm việc linh hoạt, nhiều không gian sáng tạo và khác biệt"

Không còn là môi trường làm việc ngân hàng đơn thuần, MBBank đề cao sự linh hoạt và sáng tạo trong công việc tương tự một công ty công nghệ. Các nhân viên được khuyến khích ưu tiên cho hiệu quả công việc, không hề bị gò bó về chỗ ngồi hay cách thức làm việc cứng nhắc. Những điều này thực sự đã tạo cảm hứng và năng lượng tích cực trong công việc, cũng như giúp nhân sự MBBank thích ứng nhanh chóng với hoạt động làm việc từ xa trong mùa dịch Covid-19 mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Môi trường khác biệt ở MBBank còn thu hút nhiều nhân sự công nghệ tài năng tham gia làm việc, giúp MBBank nhanh chóng phát triển đội nhóm nhân sự công nghệ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ với thái độ sẵn sàng ứng biến nhanh với đổi mới công nghệ, có năng lực xử lý vấn đề và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng số tốc độ cao. MBBank xác định đến năm 2024, nhân sự công nghệ sẽ chiếm tới 25% nhân sự toàn ngân hàng và trở thành lực lượng chủ chốt hỗ trợ MBBank mở rộng quy mô và hoạt động trong vai trò là một doanh nghiệp công nghệ.

Nhân sự công nghệ - mắt xích quan trọng của một ngân hàng số - Ảnh 1.

(Ảnh được chụp trước dịch Covid-19)

"Văn hoá thử nghiệm thúc đẩy nhân viên học hỏi từng ngày và phát huy tối đa khả năng của mình"

Thử nghiệm là từ khoá quan trọng trong chuyển đổi số đối với một lĩnh vực yêu cầu hoạt động an toàn như ngành ngân hàng, giúp ngân hàng vượt ra khỏi những giới hạn của mô hình kinh doanh truyền thống và tạo ra giá trị khác biệt trong cuộc đua chuyển đổi số. Áp dụng cơ chế Thử nghiệm – Thử nghiệm, MBBank trao quyền để nhân viên chủ động tìm tòi, học hỏi; khuyến khích họ "dám nghĩ dám làm", vượt ra khỏi lối tư duy cũ và cống hiến cho công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Innovation Lab tại MBBank được coi là một không gian để nhân viên có thể đề xuất, thử nghiệm và xây dựng các mô hình, giải pháp kinh doanh mới mà không bị gò bó hay hạn chế sáng tạo. Innovation Lab cũng là nơi kết nối, nâng cao năng lực và tái đào tạo đối với các bộ phận trong ngân hàng thông qua các buổi thảo luận mở theo chủ đề, từ những nội dung nền tảng của mô hình làm việc linh hoạt như: Agile, First Principal Thinking, Design Thinking,… đến các chủ đề chuyên sâu hơn với từng bộ phận.

Nhân sự công nghệ - mắt xích quan trọng của một ngân hàng số - Ảnh 2.

(Ảnh được chụp trước dịch Covid-19)

"Phát triển các giải pháp ngân hàng số từ chính những trải nghiệm thực tế của khách hàng"

Điểm khác biệt trong vận hành và kinh doanh theo mô hình Agile của MBBank chính là "quy trình ngược". Trong chiến lược chuyển đổi số của MBBank, cơ cấu quản lý truyền thống từ trên xuống được thay thế bằng việc tập trung cho những giá trị thực tế thông qua lấy khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động của ngân hàng. Các quy trình hay dịch vụ sản phẩm của MBBank không áp đặt mà được phát triển từ những trải nghiệm thực tế của khách hàng, đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn tại mỗi điểm tiếp xúc với khách hàng.

"Quy trình ngược" giúp MBBank rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm, liên tục đưa ra những giải pháp mới đón đầu xu hướng tiêu dùng thời đại số; đồng thời tối ưu hiệu quả làm việc trong bộ máy nhân sự. Thành công của MBBank được minh chứng rõ nét nhất ở tốc độ phát triển của ngân hàng số trong thời gian qua – trải nghiệm khách hàng ngày càng được cải thiện toàn diện, thuận tiện hơn từng ngày; đồng thời MBBank cũng là ngân hàng tiên phong trên thị trường đưa ra những tiện ích đặc biệt trên ngân hàng số như đăng ký tài khoản số đẹp, tạo mã VietQR cho tài khoản thanh toán theo sở thích, giải ngân online trên Biz MBBank…

Nhân sự công nghệ - mắt xích quan trọng của một ngân hàng số - Ảnh 3.

Có thể thấy, sử dụng nhân sự công nghệ là cốt lõi chính là đòn bẩy giúp MBBank chuyển đổi đồng bộ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng từ quản lý, vận hành đến thực thi trong kinh doanh. Điều này hứa hẹn sẽ tiếp tục đưa MBBank bứt phá trên lộ trình chuyển đổi số, tiến tới mục tiêu trở thành một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu trong tương lai không xa.

Nguồn: