Thống kê của Người Đồng Hành với 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 cho thấy tổng giá trị nợ xấu đến cuối 2019 là 80.395 tỷ đồng, tăng chưa tới 1% so với cuối năm trước. Xét về tỷ trọng, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,7% xuống còn 1,48%.
Nợ xấu giảm
ACB, BacABank và Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống chưa tới 1% và đều cải thiện chất lượng nợ. Cụ thể, nợ xấu của ACB là hơn 1.450 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,73% xuống 0,54%, thấp nhất hệ thống. Năm 2019, lợi nhuận trước trích lập chỉ tăng 6%, đạt 7.789 tỷ đồng nhưng chi phí dự phòng giảm 71% còn gần 274 tỷ đồng giúp lãi trước thuế tăng 18% đạt 7.515 tỷ đồng, vượt 3% kế hoạch năm.
Theo sau ACB, BacAbank báo tỷ lệ nợ xấu ở 0,68% (giảm 8 điểm cơ bản) và Vietcombank 0,78% (giảm 20 điểm cơ bản).
Nợ xấu tại các ngân hàng. Nguồn: Fiinpro. Đơn vị: tỷ đồng, %. |
MSB dẫn đầu về đà giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019, từ 3,01% xuống 2,04%. Giá trị nợ xấu giảm 11% xuống 1.300 tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay vẫn tăng 31% lên 63.594 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn giảm 21% xuống 981 tỷ đồng. Năm 2019, ngân hàng báo lãi sau thuế hơn 1.043 tỷ đồng năm qua, tăng 20%. Nhà băng này đang có kế hoạch chào sàn trong năm 2020. Cuối tháng 11/2019, HoSE đã có văn bản thông báo nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của MSB.
SHB, VIB cũng là 2 ngân hàng có cải thiện tỷ trọng nợ xấu trong năm qua. SHB giảm tỷ lệ này từ 2,4% xuống 1,83% trong khi VIB giảm từ 2,52% xuống 1,96%. Một loạt ngân hàng khác cũng giảm tỷ lệ nợ xấu có thể điểm tới VPBank, Eximbank, BIDV...
Ngân hàng nào có nợ xấu cao?
VPBank, ABBank và SeABank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Trong đó, VPBank quanh mức 3,42%, cải thiện so với 3,5% của 2018. Ngân hàng này cho biết đã giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ bao gồm cả dư nợ tại VAMC từ 4,01% cuối năm 2018 xuống còn 2,18% và hoàn tất xử lý trái phiếu đặc biệt.
Nợ xấu của ABBank và SeABank đều là 2,31%. Trong số 6 ngân hàng có nợ xấu tăng, 2 đơn vị trên có tỷ trọng nợ xấu tăng cao nhất.
Với SeABank, tỷ lệ nợ xấu tăng 80 điểm cơ bản, giá trị tăng 80% lên 2.280 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn là hơn 1.105 tỷ đồng, tăng 2 lần so với 2018.
ABBank có tỷ lệ nợ xấu tăng 42 điểm cơ bản, giá trị tăng 33% lên 1.312 tỷ đồng, chủ yếu tại nợ nghi ngờ (gấp đôi cùng kỳ) trong bôi cảnh cho vay khách hàng tăng 8%. Năm 2019, dư nợ của ngân hàng giảm trong 3 quý đầu năm và chỉ tăng trở lại trong quý IV.
Một ngân hàng khác cũng có tỷ lệ nợ xấu tăng 17 điểm cơ bản là TPBank, với việc tăng từ 1,12% lên 1,29%, giá trị nợ xấu tăng 43% lên 1.235 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại LienVietPostBank, VietBank, KienLongBank cũng tăng 3-7 điểm cơ bản.
|
Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng. Nguồn: Fiinpro. Đơn vị: % |
Nợ xấu tại 3 ngân hàng quốc doanh chiếm 44% toàn hệ thống
BIDV có giá trị nợ xấu lớn nhất hệ thống với hơn 18.802 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 58% gần 11.210 tỷ đồng, tăng 56%.
Còn tại VietinBank, nợ xấu đã giảm 21% nhưng vẫn đạt 10.813 tỷ đồng, cao thứ hai trong hệ thống. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 24% xuống 7.204 tỷ đồng.
Tính thêm Vietcombank, nợ xấu của 3 ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm gần 44% toàn hệ thống với gần 36.000 tỷ đồng, thấp hơn mức 50% hồi cuối tháng 6.
Giá trị nợ xấu tại các ngân hàng. Nguồn: Fiinpro. Đơn vị: tỷ đồng, %. |
Nguồn: