Cổ đông quá cô đặc
Giữa tháng 9-2019, BacABank công bố thông tin phát hành cổ phiếu để trả cổ tức/phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Số lượng dự kiến phát hành 100 triệu cổ phiếu, tương đương 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2017 và năm 2018 của NH sau khi đã trích lập các quỹ, và từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của NH.
Hiện vốn điều lệ của BacABank là 5.500 tỷ đồng, dự kiến sau đợt phát hành sẽ tăng lên 6.500 tỷ đồng. Trước đó vào năm 2018, NH này cũng đã từng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên sau đó, vốn điều lệ quy định trên giấy phép hoạt động của BacABank chỉ được nâng lên 5.500 tỷ đồng.
Theo ông Phan Dũng Khánh, CTCK Maybank KimEng, BacABank là trường hợp khó tăng vốn bằng các phương án huy động vốn khác dù đã lên sàn. Nguyên nhân đầu tiên là NH không có thương hiệu, chỉ khi lên sàn vào cuối năm 2017, một số nhà đầu tư mới biết đến NH này.
Nguyên nhân nữa là muốn phát triển được, thanh khoản trên sàn phải ở mức khá, nhưng thanh khoản của NH chỉ cao trong những ngày đầu tiên lên sàn, sau đó thanh khoản lại rất thấp. Hiện thị giá cổ phiếu BacABank khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn cả giá cổ phiếu SHB, Sacombank, Eximbank và ngang ngửa với nhiều NH lớn khác, song giữ được mức giá này chỉ với lý do cổ đông quá cô đặc.
Ngày 28-12-2017, BacABank đã khai trương giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã chứng khoán BAB. Với mức giá tham chiếu 20.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của BacABank sau khi đưa 500 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM là 10.000 tỷ đồng. Sau một năm rưỡi niêm yết, cơ cấu cổ đông của BacABank vẫn như cũ, vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và chưa đến 150 cổ đông, đều là cổ đông trong nước. Trong khi đó, nhiều NH niêm yết trong năm 2017 có đến hàng ngàn cổ đông.
Trong cơ cấu không có một cổ đông nào nắm giữ đến 5% vốn điều lệ. 8 cổ đông tổ chức chỉ nắm giữ tổng cộng 185,65 tỷ đồng vốn điều lệ, tương ứng tỷ lệ sở hữu 3,713%. 129 thể nhân còn lại sở hữu 96,287% cổ phần (bình quân mỗi thể nhân nắm giữ khoảng 0,746% cổ phần), tương ứng 4.814,35 tỷ đồng vốn điều lệ.
Nhìn vào kết quả kiểm tra tư cách cổ đông tại đại hội cổ đông năm 2019, cho thấy chỉ có 121/143 cổ đông dự họp. 143 cổ đông của một NH đã niêm yết đại chúng là con số rất thấp.
Đáng chú ý, với cơ cấu cổ đông và tỷ lệ nắm giữ như vậy nhưng Hội đồng quản trị của NH hầu như không có nhiều thay đổi, bà Trần Thị Thoảng sở hữu tỷ lệ 3,55% liên tục đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT suốt gần 20 năm qua. Đồng thời, bà Thái Hương nắm 4,3% cổ phần cũng giữ chức vụ Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT kể từ khi thành lập (năm 1994) đến nay.
Cơ cấu cổ đông như vậy dẫn đến việc cổ phiếu không thể giao dịch rộng rãi mà chỉ có thể giao dịch với nhau. Hơn nữa, các cổ đông này cũng sẽ không bán mạnh để rớt giá cổ phiếu. Do đó, BacABank sau hơn một năm niêm yết, dù giá cổ phiếu có giảm nhưng vẫn cao gấp 4 lần so với trước khi lên sàn.
Tại đây BacABank muốn phát hành mới rất khó vì không thể thuyết phục được nhà NĐT, nhất là thị trường chứng khoán hiện nay không tốt như đầu năm ngoái.
Tăng được vốn mới cứu cánh
BacABank chỉ có thể phát hành cổ phiếu để trả cổ tức/phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu khả thi hơn. Song phát hành cho cổ đông hiện hữu như vậy, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh giảm tương ứng nên cổ đông cũng sẽ cân nhắc. |
Điểm sáng đóng góp chính cho lợi nhuận này là hoạt động tín dụng với thu nhập lãi thuần đạt 943 tỷ đồng, tăng trưởng 5,7% so với cùng kỳ.
Thực tế, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của NH này rất cao đến 4.285 tỷ đồng. Nhưng chi phí lãi và các chi phí tương tự lại chiếm đến 3.342 tỷ đồng, nên thu nhập lãi thuần còn lại khá ít.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi BacABank là một trong số các NH có lãi suất huy động rất cao trên thị trường. Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng của NH này dao động từ 7,7-7,9%/năm, lãi suất huy động trên 12 tháng từ 8,2-8,3%/năm.
Năm 2019, phần lớn các NH được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 ban đầu ở mức 12-13%, thấp hơn con số 14 - 15% của năm 2018. Những NH thực hiện Thông tư 41 trước thời hạn (về Basel II) sẽ được NHNN ưu tiên về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, BacABank không nằm trong danh sách thí điểm áp dụng Basel II và cũng chưa có thông tin về việc sẽ sớm áp dụng Basel II nhưng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến 15% trong năm 2019.
Tính đến ngày 30-6, tổng tài sản của NH đạt 102.000 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cuối năm trước. Tiền gửi khách hàng đạt mức 77.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 69.200 tỷ đồng, tăng 8,2%, đạt 69.233 tỷ đồng. Với tình hình hiện nay, có lẽ BacABank sẽ phải điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với hạn mức được NHNN giao.
Về chất lượng tín dụng, NH đang có 502 tỷ đồng nợ xấu vào cuối tháng 6-2019, tăng 2,8%, chiếm 0,72% tổng dư nợ. Tuy nhiên, cũng tại thời điểm 30-6-2019, BacABank có các khoản lãi, phí phải thu (lãi dự thu) khá cao, đến 3.142 tỷ đồng.
Đây là vấn đề cần lưu ý vì rủi ro của các khoản lãi dự thu đã được nhiều chuyên gia cảnh báo trong các năm gần đây. Đáng chú ý, tại báo cáo tài chính cũng cho thấy, tổng dư nợ gốc cho vay để đầu tư kinh doanh cổ phiếu ngày 30-6-2019 gần 302.600 tỷ đồng, đang vượt 5% vốn điều lệ theo quy định của NHNN.
Hiện BacABank đã thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm, tuy nhiên hiện không rõ về bên vay đầu tư kinh doanh cổ phiếu, khoản dư nợ đang được phân loại nhóm nào, khả năng thu hồi hay diễn biến khắc phục cụ thể ra sao.
Do vậy, chỉ còn kỳ vọng đợt tăng vốn nói trên thành công, vốn điều lệ tăng lên sẽ làm giảm tỷ lệ nợ cho vay để đầu tư kinh doanh cổ phiếu xuống để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Nguồn: