Bầu cử Tổng thống Mỹ và tác động thị trường tài chính toàn cầu (kỳ 2): Tiền sẽ tiếp tục bơm, dù ai đắc cử

07/01/2025
Nếu ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, các nhà đầu tư có thể đổ dòng vốn vào các tài sản an toàn nhiều hơn. Vậy ngược lại, ông Donald Trump tái đắc cử thì sao?

Từ đối sách quan hệ Mỹ -Trung

Chúng ta luôn đặt câu hỏi và các dự báo xoay quanh kịch bản xảy ra với một tình huống ông Trump tái đắc cử thì thị trường sẽ như thế nào và ngược lại ông Biden lần đầu đắc cử thì thị trường sẽ ra sao?

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tác động thị trường tài chính toàn cầu (kỳ 2): Tiền sẽ tiếp tục bơm, dù ai đắc cử - Ảnh 1.

Xu hướng cứng rắn trong chính sách đối ngoại khiến lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung và rủi ro nhóm cổ phiếu công nghệ, dẫn các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm sâu những phiên gần đây- đà phục hồi hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn (nguồn dữ liệu: Bloomberg)

Thị trường tài chính toàn cầu trong tương lai kết nối với các kịch bản A hoặc B kể trên, còn phải kể đến các quyết định của Tân Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đối với chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải nói rằng dù ông Trump hay ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, thì sự khác biệt trong quyết định chính sách quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sẽ không có nhiều thay đổi. Vì ông Trump hay ông Biden đều có định hướng chính sách khá giống nhau ở khía cạnh này. Đó là chính sách khá cứng rắn trong quan hệ với Trung Quốc nhằm củng cố và giữ vị thế hàng đầu của Mỹ trên toàn cầu.

Chúng ta biết rằng cách đây 10 năm, Trung Quốc còn là một nền kinh tế tụt lại phía sau so với những cường quốc. Nhưng nay, họ đã là quốc gia cường quốc vươn lên top đầu và có nguy cơ đẩy lùi vị trí số 1 của Mỹ. Do đó, thậm chí không phải ông Trump hay ông Biden mà bất kỳ ai khác đứng đầu Nhà trắng trong tương lai, cũng sẽ phải quan tâm đến vấn đề này và có chính sách để giữ cho Mỹ không thực sự bị đẩy lùi .

Đến cơ chế bơm tiền cứu nền kinh tế

Song bên cạnh đó, mỗi ứng viên Tổng thống Mỹ nếu ở trong kịch bản đắc cử trở thành Tổng thống Mỹ, vẫn sẽ có những tác động cụ thể đối với dòng vốn đầu tư trên thị trường tài chính và vốn đầu tư liên quan đến 2 thị trường lớn toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc. Ví dụ, nếu ông Biden đắc cử, nhà đầu tư có thể đổ dòng vốn vào các tài sản an toàn nhiều hơn.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tác động thị trường tài chính toàn cầu (kỳ 2): Tiền sẽ tiếp tục bơm, dù ai đắc cử - Ảnh 2.

Có một điều chắc chắn, dù là ai đắc cử Tổng thống Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn sẽ tiếp tục bơm tiền

Trong khi đó, ông Trump tuy là nhà lãnh đạo nói được làm được và đã góp phần giúp dòng vốn trên thị trường tài chính chảy ào ạt hơn, nhưng ở nhiệm kỳ hiện nay của ông, cũng có những vấn đề mà các nhà đầu tư quốc tế sẽ rất quan tâm. Đó là nợ công của Mỹ chỉ tăng khoảng 4.000 tỷ USD, từ mức 17.000 tỷ USD lên 21.000 tỷ USD trong nửa đầu nhiệm kỳ của đương kim Tổng thống. Song nửa cuối nhiệm kỳ, nợ công lại đã tăng vọt rất mạnh thêm 6.000 tỷ USD lên 27.000 tỷ USD. Điều đó là do tác động chính sách thuế và hỗ trợ nền kinh tế theo cách thức bơm tiền và khiến Mỹ trở thành nước chiếm 1/3 tổng giá trị nợ công toàn cầu bao gồm 250 quốc gia, tương đương 31% tổng nợ của thế giới.

Ở một điểm phi lý khác cũng ở thời đại ông Trump làm Tổng thống, đồng USD vẫn tiếp tục tăng giá thay cho giảm giá vì tác động bơm tiền; trong khi chỉ số lạm phát của Mỹ vẫn đi ngang và không đạt mức mục tiêu 2%. Việc bơm tiền thoải mái của FED trong các biến số vĩ mô chung đó khiến nền kinh tế Mỹ cũng chưa thể phục hồi nhưng bong bóng tài sản đã xuất hiện. Giá vàng cùng chứng khoán đã lên đỉnh của thời đại và thế giới đang chứng kiến một mô hình chưa từng có: Mô hình chữ K với cạnh lên là biểu thị của thị trường tài chính và các kênh đầu tư tài chính, cạnh xuống là biểu thị của sự rớt đáy nền kinh tế Mỹ. FED sẽ còn tiếp tục chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ - điều mà trước nay các Tổng thống không thể can thiệp được – trong mục tiêu và các chính sách phục hồi nền kinh tế.

Nguồn: