Các đồng tiền hàng hóa tăng giá mạnh, dẫn đầu là đô la Australia

22/11/2024
Đô la Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 2 năm do những bình luận mang tính "diều hâu" từ các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ. Tiền tệ hàng hóa đột ngột tăng giá mạnh trong phiên vừa qua, trái ngược với xu hướng giảm của euro. Giá vàng giảm, trong khi Bitcoin sau nhiều giờ biến động mạnh cũng không thay đổi vào cuối ngày.

Đô la Mỹ tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng gần 2 năm sau khi nhiều quan chức Mỹ có ý kiến rằng phải thúc đẩy quá trình giảm nhanh bảng cân đối kế toán cồng kềnh của ngân hàng trung ương, trong đó một số người bày tỏ thái độ cởi mở với việc nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm.

Thống đốc Fed Lael Brainard, thường là một trong những nhà hoạch định chính sách ôn hòa hơn của Fed, hôm thứ Ba (5/4) nói rằng bà hy vọng việc tăng lãi suất có phương pháp và giảm nhanh bảng cân đối kế toán gần 9 nghìn tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đưa chính sách tiền tệ của Mỹ về "vị trí trung lập hơn" vào cuối năm nay, và việc thắt chặt hơn nữa sau đó có thể sẽ được xem xét khi cần thiết.

Trong khi đó, cũng trong ngày 5/4. Chủ tịch Fed tại Thành phố Kansas, Esther George, một thành viên bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, phát biểu rằng ông ủng hộ việc giảm nhanh chóng bảng cân đối của Fed, và cũng nói rằng "50 điểm cơ bản sẽ là một lựa chọn mà chúng ta sẽ phải xem xét. "

Erik Nelson, chiến lược gia vĩ mô thuộc Wells Fargo Securities ở New York, cho biết: "Các diễn biến của đồng USD chủ yếu là do những bình luận ‘diều hâu’ của bà Brainard. Bà đã nói rất rõ ràng về hai điều". Một, Fed muốn giảm bảng cân đối kế toán khá mạnh mẽ và nhanh hơn nhiều so với chu kỳ trước. Và hai là Fed thực sự sẵn sàng tăng 50 điểm cơ bản và có thể làm như vậy vào bất kỳ thời điểm nào trong vài cuộc họp tới. Đây là phát ngôn mà bạn không thấy ở nhiều quan chức Fed, đặc biệt là bà Brainard," chiến lược gia Nelson nói thêm.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt –phiên 5/4 có lúc tăng lên 99,526, cao nhất kể từ cuối tháng 5/2020; kết thúc phiên chỉ số này vẫn tăng 0,5%, chốt ở 99,498.

Kỳ vọng về việc tăng lãi suất của Fed làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản tính bằng USD đã hỗ trợ đồng bạc xanh tăng mạnh trong thời gian qua. Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số Dollar index đã tăng hơn 3%.

Các loại tiền tệ gắn bó mật thiết với hàng hóa tăng nhanh trong khi giao dịch biến động mạnh, trong đó đô la Australia tăng mạnh nhất bởi triển vọng Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trái lại, đồng euro giảm do lo ngại về kết quả bầu cử Tổng thống ở Pháp và khả năng phương Tây sẽ có thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Đô la Australia cùng các tiền tệ hàng hóa đồng loạt tăng giá trong ngày 5/4 sau khi RBA rút lại cam kết "kiên nhẫn" với chính sách thắt chặt. Đô la New Zealand và đô la Canada, cũng như crown của Na Uy, đều tăng giá song song với đồng tiền Australia.

Theo đó, đô la Australia kết thúc phiên 5/4 tăng 1,1% lên 0,7621 USD, trong khi đô la New Zealand tăng 0,6% lên 0,6996 USD. Australia đã duy trì lãi suất thấp kỷ lục từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 cho đến nay.

"Chúng tôi bắt đầu thấy chính sách tiền tệ ở những nơi khác bắt kịp với Fed", ông, Simon Harvey, trưởng bộ phận phân tích ngoại hối thuộc Monex Europe, ở London, cho biết.

Các đồng tiền hàng hóa tăng giá mạnh, dẫn đầu là đô la Australia - Ảnh 1.

Biến động tỷ giá cặp AUD/USD hàng ngày cho thấy AUD đang tăng do kỳ vọng RBA tăng lãi suất.

Trong khi đó, euro giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ, ngoại trừ đồng yên.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy những lo ngại về kết quả cuộc bầu cử ở Pháp đã khiến các nhà giao dịch đồng euro mua quyền chọn đồng euro với mức giá chỉ khoảng 1,07 - 1,09 USD cho các hợp đồng kỳ hạn cuối tháng 4.

Các thị trường tài chính Pháp nhận định khả năng ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen sẽ đánh bại Tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử tháng này. Điều đó đã khiến chỉ số blue chip và lợi suất trái phiếu chính phủ của Paris đều giảm mạnh trong phiên vừa qua.

Ngoài ra, khả năng Nga sẽ phải hứng chịu thêm các lệnh trừng phạt cũng tác động đến đồng euro.

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và các nước châu Âu có thể bao gồm các hạn chế đối với hàng tỷ USD năng lượng mà châu Âu nhập khẩu từ Nga.

So với đồng USD, đồng tiền chung ngày 5/4 có lúc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tuần, là 1,0936 USD, lúc kết thúc ngày 5/4 theo giờ Việt Nam vẫn giảm 0,2% xuống 1,0944 USD. Đáng chú ý là chỉ vài ngày trước, đồng euro đạt mức cao nhất trong vòng một tháng, là 1,1185 USD, khi thị trường gia tăng tâm lý lạc quan về việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Chỉ số dự kiến biến động của đồng euro đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho tình huống sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt mới.

So với crown Thụy Điển và franc Thụy Sỹ, euro thậm chí còn giảm mạnh hơn, với mức giảm lần lượt là 0,5% và 0,2%, xuống 10,282 crown và 1,014 franc.

Đồng bạc xanh tăng 0,4% so với yên Nhật, lên 123,28 JPY. Mặc dù vậy, tỷ giá này đã giảm khá nhiều so với mức cao nhất trong nhiều năm là 125,105 JPY, đạt được vào ngày 28 tháng 3.

Đồng rúp Nga ổn định trong phạm vi 83-84 RUB trên thị trường Moscow, trong khi các chỉ số chứng khoán Nga tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp.

Tỷ giá đồng rúp so với USD lúc kết thúc phiên 5/3 tăng 0,3% lên 83,73 RUB, không xa mức cao nhất kể từ ngày 23/2, là 80,3326 RUB đạt tới vào thứ Sáu tuần trước (1/4).

So với đồng euro, đồng rúp tăng 0,9% lên 91,82 EUR, vượt xa mức thấp nhất mọi thời đại - gần 132,42 RUB vào ngày 10 tháng 3 tại Moscow.

Các nhà phân tích của Promsvyazbank cho biết, với động thái kiểm soát vốn của Nga kể từ cuối tháng 2, đồng tiền của nước này có thể giữ quanh mức 85 RUB/USD mà ngân hàng trung ương Nga không cần tăng cường bán ngoại tệ của các công ty tập trung vào xuất khẩu.

Các đồng tiền hàng hóa tăng giá mạnh, dẫn đầu là đô la Australia - Ảnh 2.

Cập nhật tỷ giá tiền tệ quốc tế.

Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin trải qua một phiên biến động mạnh do chịu tác động từ cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Lúc kết thúc ngày 5/4, Bitcoin ở mức khoảng 46.000 USD.

Tính đến ngày 1/4, đã có 19 triệu đồng bitcoin được khai thác, tức là chỉ còn chưa đầy 2 triệu bitcoin có thể khai thác được từ nay đến hết năm 2140.

Tuy nhiên, bất chấp ưu điểm của loại tiền này là hữu hạn, các ngân hàng trung ương vẫn đang nỗ lực kiểm soát nó vì tính chất biến động mạnh.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) mới đây đã cảnh báo các quốc gia G7 rằng một khuôn khổ quy định chung cho tiền ảo cần phải được nhanh chóng đưa ra để thảo luận về các tài sản kỹ thuật số để giúp lường trước và hạn chế những loại tài sản được sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt.

Tuyên bố của được đưa ra nhằm vào những vấn đề liên quan đến cuộc xung đột tiếp tục giữa Nga và Ukraine, khi tiền ảo và các ứng dụng tiềm năng của chúng được sử dụng để tránh các biện pháp trừng phạt kinh tế đang bị áp đặt trên nhiều lĩnh vực.

Các đồng tiền hàng hóa tăng giá mạnh, dẫn đầu là đô la Australia - Ảnh 3.

Giá bitcoin ngày 5/4.

Giá vàng giảm khi giới đầu tư vẫn tìm tới vàng để làm nơi trú ẩn an toàn, song lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng và dự đoán Fed sẽ tăng mạnh lãi suất lại cản trở giá tăng.

Vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 5/4 giảm 0,6% xuống 1.921,47 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,3% xuống 1.927,50 USD.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/cac-dong-tien-hang-hoa-tang-gia-manh-dan-dau-la-do-la-australia-20220406060801677.chn

Nguồn: