Chính sách “tiền rẻ”

25/11/2024
Nhiều chuyên gia cho rằng, để phục hồi tăng trưởng GDP trước đại dịch, Việt Nam cần một gói nới lỏng định lượng, tạo “tiền rẻ” trên mọi mặt trận hấp thụ.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, điều thuận lợi để Việt Nam thực hiện gói nới lỏng định lượng, là nợ công vẫn đang ở dưới trần 65% GDP. Năm 2021, dự báo thâm hụt tài khóa khoảng 343,7 nghìn tỷ đồng (4,9% GDP so với 5,8% của năm 2020). Theo đó, nợ công có thể sẽ tăng lên 58,6% GDP vào năm 2021 (so với 56,8% vào năm 2020). Con số này vẫn trong tầm kiểm soát, đủ để Việt Nam tận dụng dư địa tài khóa.

Song song, Việt Nam cũng có thể hoàn toàn can thiệp hạ lãi suất, đồng thời tăng cung tiền, qua đó gián tiếp làm giảm giá VND, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ, nhưng phù hợp với bối cảnh chung. Đó cũng là điều mà NHNN đã và đang thực hiện qua các đợt giảm lãi suất điều hành trong năm 2020.

Chính sách “tiền rẻ” - Ảnh 1.

NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2020

Nhưng cần nhớ rằng, việc "bơm tiền rẻ" ở Mỹ cũng đã áp dụng cả phương pháp Chính phủ hỗ trợ mua trái phiếu doanh nghiệp. Đây cũng là gợi ý đáng xem xét trong gói nới lỏng định lượng tổng thể nếu có, khi trái phiếu của Việt Nam dù đã bùng nổ những năm qua, nhưng so với quy mô GDP vẫn còn rất nhỏ. Và các ngân hàng vẫn đang phải loay hoay tăng huy động vốn như một doanh nghiệp lẫn tài trợ trái phiếu với chi phí không hề rẻ. "Nếu tận dụng hợp lý phương thức này, cũng sẽ gián tiếp tạo chính sách tiền rẻ, lãi suất thấp, mà không bị "phạm quy" thao túng tiền tệ", ông Hoàn nói.

Theo Công ty Chứng khoán Maybank Kim eng Việt Nam, việc mua vào ngoại tệ ngắt quãng, đồng thời kiểm soát để không biến thị trường Việt Nam thành cửa sau của hàng hóa Trung Quốc tránh thuế khi xuất sang Mỹ, tăng cường quan hệ song phương, nhập khẩu hàng Mỹ… cũng là những giải pháp giảm rủi ro của định giá tiền tệ thấp, đồng thời hỗ trợ trực tiếp nền kinh tế trong năm tới.

Nguồn: