Trong đợt điều chỉnh danh mục đầu tư vào tháng 4 vừa qua, Vietnam Holding Limited (một trong những quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam) đã thêm mã cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) vào danh mục của mình.
Chính vì vậy, giá trị vốn hoá thị trường danh mục đầu tư của quỹ tăng từ mức 352 triệu USD lên 517 triệu USD.
"Việc chớp cơ hội đầu tư tại Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn đối với Vietnam Hoding, cũng như quỹ tập trung tham gia vào những công ty có vốn hoá trung bình và góp phần vào việc giúp những doanh nghiệp này phát triển xanh. Trong đợt bán tháo của các nhà đầu tư ngoại vừa qua, quỹ đã có cơ hội mua vào những mã chứng khoán khó tiếp cận (1 hoặc 2 mã ngân hàng)", Vietnam Holding cho biết.
Cũng theo quỹ này, chỉ số chứng khoán toàn thị trường của Việt Nam tháng 4/2020 đã bật tăng trở lại 17,6% so với mức tăng 8,5% tại các thị trường mới nổi, giá trị tài sản ròng của quỹ Vietnam Holding cũng tăng 18,4% so với mức sụt giảm 28,2% vào tháng 3/2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trở lại nhờ vào sự tập trung phòng chống dịch của Chính phủ, và tờ The Economist đã xếp Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 trong 66 nền nền kinh tế mới nổi gây bất ngờ về phòng chống Covid-19 tốt, cũng như có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và các hộ gia đình.
Theo đó, trong khi toàn thế giới đang ở giai đoạn cách ly, giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng 4,8% so với cùng kỳ 2019, trong đó mặt hàng điện thoại, máy tính và sản phẩm công nghệ khác đều tăng.
Thêm nữa, Chính phủ Việt Nam đã dỡ bỏ hợp lý lệnh cấm xuất khẩu gạo vào tháng 3 để đảm bảo an ninh lương thực, khi năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu được 6,7 triệu tấn gạo. Đây là tin tích cực không chỉ cho nông dân và thuơng lái mà cho cả nền kinh tế khi Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thế 3 thế giới.
Sự phấn khởi đang gia tăng khi các cửa hàng, quán ăn, trường học được hoạt động trở lại. Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh nhất về tầng lớp trung lưu, và một tín hiệu nữa mà các nhà đầu tư nước ngoài đang chú ý đến đó là cơ cấu dân số trẻ. Sự phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, có kỹ năng đã chứng minh sự linh hoạt qua đại dịch và tiếp tục là ấn tượng tốt đối với nhà đầu tư ngoại đang tìm kiếm một chiến lược "Trung Quốc cộng 1".
Đối với Vietnam Holding, câu chuyện tăng trưởng tuyệt vời cho danh mục đầu tư của quỹ khi mã cổ phiếu MWG (CTCP Đầu tưThế giới Di động) đã tăng 40% chỉ trong tháng 4.
Theo Vietnam Holding, MWG luôn có sở trường về thời điểm mở rộng hoạt động kinh doanh. MWG bắt đầu với việc bán lẻ điện thoại ở Việt Nam, và nhanh chóng xây dựng hàng loạt cửa hàng với kỷ luật tài chính tốt. MWG cũng mở thêm mảng bán hàng gia dụng điện tử tại thời điểm chín muồi và phát triển thị phần rất tốt.
"Khi chúng tôi đầu tư, chúng tôi biết quản trị của MWG là hàng đầu, giá trị kinh doanh có thể tăng gấp đôi. Khi MWG mở rộng sang lĩnh vực thực phẩm với chuỗi cửa hàng Bách hoá Xanh, họ đã rất khôn ngoan, và chúng tôi tin rằng mảng thực phẩm này đã giúp MWG chống chọi tốt với dịch Covid-19, thậm chí còn kinh doanh tốt hơn khi tập trung vào việc bán hàng online và giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn", Vietnam Holding nhận định.
Bảng danh mục chứng khoán đầu tư trong 10 cổ phiếu hàng đầu của quỹ ở tháng 4/2020 đã có sự thay đổi so với tháng 3/2020. Quỹ đã loại bỏ mã chứng khoán GEC của CTCP Điện Gia Lai, thay vào đó là mã chứng khoán VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Bảng Top 10 mã chứng khoán trong Danh mục đầu tư tháng 4 của Vietnam Holding. Nguồn: VNH.
Tính tới 30/4/2020, tổng tài sản ròng của quỹ Vietnam Holiding đạt 109,2 triệu USD, tăng 18,4% so với mức 92,2 triệu USD vào hồi tháng 3. Do đó, giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ cũng tăng và ở mức 2,147 USD so với hồi tháng 3 là 1,814 USD.
Nguồn: