Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), cùng với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, những lỗ hổng gây mất an toàn an ninh mạng ngày càng gia tăng với tốc độ 300%/năm.
Tấn công mạng diễn ra từng phút và các thiết bị di động trở thành mục tiêu tấn công phổ biến. Trong các cuộc tấn công này, ngân hàng là một trong những đích ngắm thường xuyên của tội phạm mạng.
Vấn đề bảo mật an toàn luôn là thách thức mà ngân hàng phải đặt lên hàng đầu trong cuộc cách mạng số hóa hiện nay.
Chuyển đổi công nghệ
Theo nhận định của nhiều chuyên gia công nghệ, việc gia tăng thanh toán qua thẻ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng với đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán thì lại phải đối mặt cùng những rủi ro tiềm ẩn.
Thông thường, các loại thẻ tín dụng quốc tế đều có hai công dụng là thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt. Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số định danh cá nhân (PIN). Trong trường hợp chủ thẻ do vô tình để lộ mã số này và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp báo cho ngân hàng phát hành, do một sự trùng hợp nào đó, người lấy được thẻ cũng biết được số PIN, họ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại máy giao dịch tự động (ATM).
Chính vì thế, nhiều ngân hàng đã trang bị công cụ bảo mật cho hệ thống ATM. Bởi coke thẻ luôn nằm ở ngân hàng, trong khi hệ thống ATM cũng phải được đầu tư kỹ, đảm bảo an toàn cho hệ thống thẻ.
Hiện nay các ngân hàng đã có sự đầu tư kỹ lượng và kết nối ATM giữa các ngân hàng cũng như toàn hệ thống ATM và phải luôn nâng cấp. Mặt khác, quy trình hầu hết được các ngân hàng đặt trong khối bán lẻ, song an toàn bảo mật lại được đặt trong khối công nghệ thông tin nên cũng cần quy trình đồng nhất.
Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip để gia tăng bảo mật
Để kiểm soát các rủi ro trong hoạt động thanh toán điện tử, gần đây nhiều ngân hàng đang tập trung đầu tư thẻ chip công nghệ cao.
Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống sẽ hoàn tất việc chuyển đổi này trong năm 2021.
Ông Dư Xuân Vũ, Giám đốc Khối Công nghệ của ngân hàng OCB cho biết: Lợi ích các ngân hàng thu được khi thực hiện chuyển đổi không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài như: Hạn chế được rủi ro các giao dịch giả mạo, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng.
Để tránh việc xáo trộn, trước mắt OCB sẽ phát hành thẻ chip mới kể từ cuối năm 2019, thẻ đến hạn, sau đó mới đến thời điểm chuyển đổi theo yêu cầu cho tất cả khách hàng. Việc chuyển sang thẻ chip sẽ khắc phục được tình trạng tội phạm thẻ đánh cắp dữ liệu thẻ để chế tạo thẻ giả nhằm rút trộm tiền.
Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ, ngân hàng OCB
Tại OCB không chỉ là bảo mật khách hàng còn được gia tăng trải nghiệm công nghệ số
Cũng theo ông Vũ, từ tháng 12/2018, OCB bắt đầu triển khai thực hiện dự án chuẩn hóa hệ thống theo tiêu chuẩn PCI DSS.
Sau một năm thực hiện, OCB đã hoàn thành dự án và tiếp nhận chứng chỉ PCI DSS, đây là kết quả của những nỗ lực trong việc liên tục cải tiến, nâng cao tiêu chuẩn bảo mật, tăng cường kiểm soát công tác vận hành thẻ.
Qua đó, ngân hàng đã có những thay đổi và đột phá đáng kể trong sản phẩm, dịch vụ và công nghệ của mình như: Khách hàng được trải nghiệm giao dịch thanh toán với công nghệ hiện đại - thanh toán không chạm (contactless); ứng dụng thành công nền tảng công nghệ 3D – Secure, thẻ tín dụng OCB đảm bảo được tính bảo mật khi thực hiện giao dịch, làm nền tảng để tiếp tục mở rộng kết nối và cung cấp đa dạng hơn nữa các sản phẩm dịch vụ tài chính trong hệ sinh thái, trước mắt là với trường học và bệnh viện.
"OCB tiên phong số hoá dịch vụ mở tài khoản, đây cũng là điểm nhấn của Ngân hàng. Với 3-5 phút, khách hàng có thể mở tài khoản online, sau đó có nhân viên liên hệ để hoàn tất thủ tục trong ngày và khách hàng có thể trải nghiệm ngay dịch vụ OCB OMNI mà không cần phải đến chi nhánh của ngân hàng".
Đặc biệt, mới đây, Ngân hàng đã ra mắt Open API – Hệ sinh thái của ngân hàng mở. Đây được coi là một trong những công nghệ sẽ thay đổi toàn diện ngành tài chính ngân hàng sắp tới.
Tại Việt Nam, OCB là một trong những ngân hàng tiên phong với mô hình ngân hàng mở với nền tảng Open API. Hiện Open API của OCB đã và đang được khai thác, áp dụng cho nhiều hình thức dịch vụ trong nhiều mô hình khác nhau với mức tăng trưởng vượt bậc sau hơn 6 tháng áp dụng chính thức.
Tuy nhiên, ông Vũ nhấn mạnh: Cạnh tranh trong chuyển đổi số cũng như phát triển dịch vụ ở lĩnh vực tài chính để thu hút khách hàng của ngân hàng ngày càng rất lớn. Trước đây sự lựa chọn của khách hàng ít và thụ động, nhưng hiện nay khách hàng hoàn toàn chủ động và có rất nhiều lựa chọn. Vì thế, đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra các sản phẩm phù hợp mới có thể thu hút được khách hàng.
Hiện OCB đang liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB OMNI hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.
Nguồn: