Đằng sau những khoản lãi nghìn tỷ từ chứng khoán đầu tư của các nhà băng

15/12/2024
Techcombank, VPBank, MB, TPBank,…. ghi nhận những khoản lãi nghìn tỷ đồng từ mảng chứng khoán đầu tư trong 9 tháng đầu năm nay.

Kết thúc tháng 10, hầu hết các ngân hàng đều đã công bố báo cáo tài chính quý III với nhiều con số đáng chú ý, đặc biệt trong mảng chứng khoán đầu tư.

Đáng chú ý nhất phải kể tới Techcombank khi ngân hàng này ghi nhận khoản lãi thuần từ hoạt động chứng khoán đầu tư riêng quý III gần 306 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, mảng này mang về cho Techcombank 1.473 tỷ, tăng gần 48%.

Cùng với sự tăng trưởng lãi thuần, lượng chứng khoán đầu tư của Techcombank đã tăng lên mức xấp xỉ 93.000 tỷ, chiếm gần 17% tổng tài sản hợp nhất. Trong đó, hơn một nửa danh mục là trái phiếu do các doanh nghiệp trong nước phát hành (58.241 tỷ); còn lại là trái phiếu chính phủ phát hành và bảo lãnh (20.900 tỷ), trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành (khoảng 20.060 tỷ).

Mảng chứng khoán Techcombank lãi lớn có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ TCBS – một trong nhưng công ty chứng khoán đứng đầu trong lĩnh vực tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Thực tế, gần một nửa lãi thuần hợp nhất từ mảng chứng khoán của ngân hàng này do các công ty con đóng góp với chủ yếu đến từ TCBS.

VPBank cũng là một cái tên được nhắc tới khi nói về sự bùng nổ của mảng chứng khoán đầu tư với khoản lãi thuần quý III và 9 tháng đầu năm đạt lần lượt 727 tỷ và 2.367 tỷ, gấp 2,9 lần và 2,7 lần cùng kỳ 2020.

Cũng giống như Techcombank, VPBank sở hữu danh mục chứng khoán đầu tư ở mức rất cao lên tới gần 75.000 tỷ, tương đương hơn 15% tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là trái phiếu do các doanh nghiệp trong nước phát hành (30.794 tỷ ) và trái phiếu chính phủ (30.777 tỷ). Bên cạnh đó, VPBank cũng sở hữu VPS -một trong những công ty chứng khoán hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường thời gian qua.

Hoạt động chứng khoán cũng mang về cho MB khoản lãi gần 408 tỷ đồng trong quý III và 1.428 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng lần lượt 162% và 64%. MB không thuyết minh rõ cấu phần đóng góp của mảng chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư.

Tuy nhiên tương tự hai ngân hàng trên, MB sở hữu danh mục chứng khoán đầu tư lên tới hơn 120.000 tỷ đồng với 36.241 tỷ trái phiếu doanh nghiệp, 38.038 tỷ trái phiếu ngân hàng và hơn 42.000 tỷ trái phiếu do chính phủ phát hành, bảo lãnh.

Tại TPBank, lãi từ chứng khoán đầu tư trong quý III đạt hơn 913 tỷ đồng, gấp hơn 11 lần cùng kỳ năm trước. Con số này trong 9 tháng đầu năm là 1.463 tỷ, gấp 2,5 lần.

Mảng chứng khoán đầu tư cũng mang về cho OCB gần tỷ trong quý III, gấp gần 6 lần cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, khoản lãi từ mảng này đạt 1.222 tỷ, tăng gần 40%.

Và cũng giống như các ngân hàng trên, cả TPBank và OCB đều mở rộng danh mục chứng khoán đầu tư trong 9 tháng đầu năm.

Đến cuối tháng 9, TPBank nắm giữ khoảng 22.100 tỷ đồng trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành, 13.500 tỷ trái phiếu doanh nghiệp và 18.200 tỷ trái phiếu chính phủ. Trong khi đó, OCB có 43.784 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, tăng 30,3% so với đầu năm với trái phiếu Chính phủ chiếm tới 62,7%, trái phiếu do các TCTD khác phát hành chiếm tỷ trọng 34%, còn lại là trái phiếu doanh nghiệp.

Theo quy định, chứng khoán kinh doanh là các loại giấy tờ có giá chứng khoán đầu tư là các loại giấy tờ có giá có rủi ro thấp và thanh khoản cao, được các ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng sẵn sàng bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi.

Chứng khoán đầu tư bao gồm hai loại chính: chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi… và chứng khoán vốn (cổ phiếu). Trong đó, trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu chính phủ) thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bộ phận này.

Khi nắm giữ chứng khoán đầu tư, ngân hàng kì vọng nhận được hai nguồn thu nhập bao gồm các khoản lãi định kì (lãi coupon) và lãi từ chênh lệch giá mua và giá bán. Trong đó, các khoản lãi coupon nhận định kì sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập lãi thuần, còn lãi từ chênh lệch giá mua – bán sẽ được hạch toán vào lãi thuần từ chứng khoán đầu tư theo khoản mục thu nhập và chi phí mua bán chứng khoán đầu tư.

Chính vì vậy, việc các ngân hàng lãi lớn từ chứng khoán đầu tư là đến từ chênh lệch giá mua – bán của các loại giấy tờ có giá, hoàn nhập dự phòng và không liên quan đến các khoản lãi coupon nhận định kì của loại tài sản này.

Xu hướng đầu tư chứng khoán của các ngân hàng trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục trong trạng thái dồi dào và tăng trưởng tín dụng gặp khó trong những tháng đầu năm là không quá khó hiểu.

Thực tế cho thấy, sau một thời gian dài lao dốc kể từ đầu năm, lợi suất trái phiếu chính phủ đã bật tăng trở lại trong trong cuối tháng 9. Điều này giúp giá trái phiếu liên tục tăng cao và có xu hướng đạt đỉnh (giá trái phiếu tương quan nghịch với lợi suất) vào cuối tháng 9. Qua đó, làm gia tăng giá trị cho danh mục đầu tư và tạo điều kiện để các ngân hàng chốt lời.

Đằng sau những khoản lãi nghìn tỷ từ chứng khoán đầu tư của các nhà băng - Ảnh 1.

Lợi suất trái phiếu chính phủ liên tục giảm và có xu hướng tạo đáy vào cuối tháng 9. (Nguồn SSI Research)

Trong khi đó sự bùng nổ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây đang mang lại khoản lợi lớn cho các ngân hàng có thế mạnh trong phân khúc này, đặc biệt là những nhà băng sở hữu các công ty chứng khoán thành viên như Techcombank, VPBank, TPBank, MB,....

Số liệu từ báo cáo tài chính quý II của TCBS cho thấy hoạt động đầu tư trái phiếu đem về khoản lãi bán 690 tỷ đồng, trong đó 94% đến từ trái phiếu chưa niêm yết. Lợi nhuận tập trung vào một số trái phiếu doanh nghiệp như CTCP Đầu tư Golden Hill gần 220 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Vingroup 120 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Masan 96 tỷ đồng, CTCP Bất động sản BIM 56 tỷ đồng, Công ty TNHH Vinametric 32 tỷ đồng…

Theo dữ liệu của FiinGroup, các công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng đang thống trị mảng tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm.

Cụ thể, TCBS dẫn đầu về giá trị tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp với 45.500 tỷ đồng. Xếp các vị trí tiếp theo nhưng khoảng cách không lớn, lần lượt là TPS, VNDirect, HDBS và VPS, giá trị trái phiếu tư vấn phát hành của các đơn vị này dao động từ 30.000 - 50.000 tỷ đồng.

Đằng sau những khoản lãi nghìn tỷ từ chứng khoán đầu tư của các nhà băng - Ảnh 2.

Nguồn: