Hiện nay Ngân hàng Nhà nước vẫn áp trần lãi suất huy động với các kỳ hạn dưới 6 tháng còn trên 6 tháng được thả nổi. Với kỳ hạn dưới 1 tháng, các ngân hàng có lãi suất cao nhất là 1%, còn 1 tháng đến dưới 6 tháng mức trần là 5,5%/năm.
Khảo sát trên thị trường tiền gửi thời gian vừa qua cho thấy kỳ hạn 6 tháng được nhiều người chọn lựa, nhất là những người chưa có kế hoạch sử dụng tiền trong vài ba tháng hoặc tối đa 1 năm. Bởi lẽ với kỳ hạn này có thể linh hoạt được dòng tiền mà lãi suất lại khá cao, có nơi ngang với lãi suất 12 tháng.
Và chính vì thu hút được nhiều người gửi tiền nên lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng được không ít các ngân hàng dùng để cạnh tranh.
Tại thời điểm đầu tháng 8 hiện nay, nếu so với tháng 7/2019, hầu như các ngân hàng có xu hướng giữ nguyên lãi suất. Có một số ít ngân hàng có sự thay đổi, điển hình như VPBank tăng 0,3 điểm % (từ 6,7%-7% lên đến 7%-7,3%) hay Sacombank áp dụng tăng lãi suất dựa trên số dư tiền gửi (Tháng 7/2019 là 6,5% thì tới Tháng 8/2019 quy định dưới 200 triệu là 6,5%, từ 200 triệu đến dưới 500 triệu là 6,6%; từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ là 6,7%, từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ là 6,8% và trên 5 tỷ là 6,9%).
Một số ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất khá cao, từ 7,1% đến 7,4%/năm. Ngân hàng có lãi suất cao nhất kỳ hạn 6 tháng hiện nay là NCB và VIB, lãi suất lên tới 7,4%. Riêng điều kiện áp dụng mức lãi suất 7,4% ở VIB là khách hàng phải gửi số tiền trên 100 triệu. Ở vị trí ngay sau là các ngân hàng Bắc Á, VP Bank, OCB, SCB với mức lãi suất chỉ thấp hơn từ 0,1% đến 0,2%.
Hầu hết các ngân hàng niêm yết mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trong khoảng 6,5%-6,9% như: Đông Á (6,95%); Bảo Việt (6,85%); SHB (6,8%-6,9%); Sacombank (6,5%-6,9%); ACB (6,4%-6,7%); MaritimeBank (6,5%-6,8%); TPBank (6,6%); MBBank (6,5%); Techcombank (6%-6,1%).
4 ngân hàng Nam Á, Oceanbank, HDBank, KienlongBank đều niêm yết ở mức lãi suất 6,8%.
Xếp ở những vị trí cuối cùng với mức lãi suất chỉ là 5,5%/năm vẫn là 4 ngân hàng thuộc nhóm Big4: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.
Chỉ cao hơn lãi suất các ngân hàng Big4 khoảng 0,1 điểm phần trăm, Eximbank giữ lãi suất 5,6%.
Song song với việc gửi tiền tại quầy, gửi tiết kiệm online hiện cũng là một hình thức được rất nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng bởi tính thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng mà lại có nhiều chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn hơn hẳn. Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng, nhiều ngân hàng đang niêm yết mức lãi suất tiết kiệm online chênh lệch lên tới 1,2-2,1%/năm so với gửi tại quầy.
Eximbank và Nam Á đang là hai ngân hàng có cách biệt lớn nhất giữa lãi suất gửi ở quầy và gửi online kỳ hạn 6 tháng. Trong khi lãi suất gửi tiền tại quầy kỳ hạn 6 tháng tại hai nhà băng này lần lượt là 5,6%/năm và 6,9%/năm thì nếu gửi online, khách hàng của Eximbank sẽ được hưởng mức lãi suất 7,7%/năm, ở Nam Á lên tới 8%/năm - mức niêm yết cao nhất trong số các ngân hàng hiện nay.
Mức chênh lệch lãi suất từ 0,4-0,7%/năm áp dụng ở một số ngân hàng như: SCB (0,7%), Bảo Việt (0,55%), ACB (0,5%), TPBank (0,4%)…
Trong khi đó, khá nhiều ngân hàng duy trì mức chênh lệch thấp, chỉ từ 0,1-0,2%/năm, thậm chí còn không có sự phân biệt giữa lãi suất gửi online hay gửi tại quầy như Vietcombank, Agribank, BIDV, Sacombank, Bắc Á, VIB, HDBank, OCB, NCB, …
Nhìn chung, lãi suất giữa các ngân hàng có sự chênh lệch đáng kể cũng như có sự chênh lệch lãi suất gửi tiền tại quầy và gửi tiền online tại cùng một ngân hàng. Do vậy, người gửi tiền nên thường xuyên theo dõi biểu mẫu lãi suất các ngân hàng để có quyết định sáng suốt mỗi khi muốn chọn hình thức đầu tư qua tiết kiệm ngân hàng.
Nguồn: