Đề nghị cho phép thanh toán không qua xác thực với thanh toán nhỏ, phương tiện công cộng

26/11/2024
Đại diện Hiệp hội thẻ cho rằng, để thúc đẩy người dân thanh toán không tiền mặt nhiều hơn, vấn đề căn bản là ở chính sách giá và quản trị rủi ro.

Thông tin tại buổi tạo đàm "Thúc đẩy thanh toán số sau đại dịch" do Báo Tiền phong và Napas tổ chức mới đây, PGS.TS Hoàng Xuân Quế - Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, sau khi kết thúc 5 năm thực hiện đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có thể nói, đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt về TTKDTM, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán truyền thống, giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tăng tính minh bạch trong nền kinh tế và tăng khả năng giám sát của các cơ quan Quản lý Nhà nước…

Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn còn ở mức khá cao (11,05%) so với tổng phương tiện thanh toán so với mục tiêu của đề án là dưới 10%.

Câu hỏi đặt ra là, làm sao để thúc đẩy người thanh toán không tiền mặt nhiều hơn?

Ông Lê Thanh Hà - đại diện Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, thúc đẩy người thanh toán không tiền mặt nhiều hơn, vấn đề căn bản là chính sách giá và quản trị rủi ro.

Với vai trò ngân hàng hiện nay, bên cạnh cung cấp sản phẩm, nỗ lực giảm chính sách giá đưa đến người dân giá hợp lý và an toàn nhất. Bên cạnh đó, các chuẩn mực bảo mật của các ngân hàng hiện đã tương đương quốc tế. Để phát triển thị trường thanh toán lành mạnh thì công tác phòng rủi ro, an toàn, bảo mật được đặt lên hàng đầu.

"Các ngân hàng Việt Nam cần bám sát các tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu, tuân thủ chặt chẽ quy định quốc tế tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, sau đại dịch có nhiều khách du lịch vào Việt Nam và người Việt Nam đi nước ngoài, có sự giao thoa nên xuất hiện thẻ giả, sao chép rút tiền tại ATM. Vì vậy khi triển khai nhiều thẻ thanh toán, các ngân hàng nên triển khai chế độ bảo mật cho phép chủ thể cùng ngân hàng kiểm soát giao dịch chủ động như đóng mở thẻ, dịch vụ, hạn mức thanh toán" - ông Lê Thanh Hà khuyến nghị.

Về phía ngân hàng, đại diện MB là bà Phạm Thị Mai Anh, Giám đốc Trung tâm sản phẩm - Khối Ngân hàng số cho biết, 5 năm trở lại đây, MB phát triển vượt bậc thanh toán số. Quan điểm MB khách hàng là trung tâm, đưa ra sản phẩm nhỏ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gắn vào cuộc sống của khách hàng, đón từ khách hàng từ sản phẩm tốt chứ không phải từ khuyến mại. Những quy trình trước kia, mất 3- 4 tháng, ngân hàng mới ra sản phẩm nhưng không đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nay chúng tôi thay đổi đưa sản phẩm mới, liên tục sửa đổi đáp ứng nhu cầu chính xác khách hàng. Khi khách hàng đón nhận thì đưa ra tính năng, bổ sung.

Theo bà Mai Anh, giới trẻ là đối tượng thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, do đó ứng dụng phát hành thẻ ảo đang được hướng tới đối tượng này. Với mô hình phát hành thẻ ảo đã tiết kiệm chi phí, thanh toán lớn nên ngân hàng đề xuất Napas miễn giảm tiếp cùng ngân hàng để ngân hàng tiếp tục đẩy thanh toán này.

Ngoài ra, các hạn mức thanh toán nhỏ phù hợp với giới trẻ, xác thực qua Napas, với đơn vị chấp nhận thanh toán, ngân hàng đề nghị cần có các văn bản hướng dẫn cho phép thanh toán không qua xác thực với thanh toán nhỏ và với phương tiện công cộng.

https://cafef.vn/de-nghi-cho-phep-thanh-toan-khong-qua-xac-thuc-voi-thanh-toan-nho-phuong-tien-cong-cong-20220414180135525.chn

Nguồn: