Trước hết, cần phải nói rằng hiện tại nền kinh tế đã mở cửa trở lại và gần như thích ứng với dịch bệnh. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn cần các gói kích thích để phục hồi nhanh. Theo đó, gói cấp bù lãi suất đang được dự thảo, được kỳ vọng sẽ tập trung vào nhóm SMEs. Bởi khu vực SMEs là những đối tượng chịu ảnh hưởng năng nề của COVID-19. Nhóm này cũng sẽ tạo sự lan tỏa mạnh trong nền kinh tế do chiếm lượng số lượng đông đảo so với khối vừa và lớn.
Sau vốn ưu tiên cấp bù lãi suất cho SMEs, khu vực hàng không có thể là nhóm nên được ưu tiên xem xét. Bởi nếu hàng không hoạt động thông suốt, không chỉ đóng góp trực tiếp cho GDP, mà còn là chỉ báo cho một nền kinh tế sẵn sàng mở cửa trở lại, và là nền tảng cho các lĩnh vực khác mở cửa, ví dụ như du lịch.
Kế đó, nhóm nên được ưu tiên và cũng sẽ hưởng lợi là bán lẻ khi du lịch, thương mại, dịch vụ… với sức cầu được nâng lên.
Vốn cấp bù lãi suất chắc chắn sẽ không được ưu tiên cho nhóm bất động sản (BĐS) trong bối cảnh hạn hẹp nguồn lực. Nhưng khối BĐS vẫn được hưởng lợi gián tiếp từ gói này vì khi có một gói cấp bù lãi suất ở các lĩnh vực trên, mặt bằng lãi suất nhìn chung sẽ thiết lập ở một mức thấp hơn nên BĐS sẽ được hưởng chi phí lãi thấp hơn.
Bên cạnh đó, nhóm BĐS, xây dựng và vật liệu xây dựng còn có cơ hội hưởng lợi kép bởi chính sách kích thích đầu tư công, thậm chí là sự kỳ vọng một gói đầu tư công bổ sung.
Nhìn chung, Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa để xây dựng một gói hỗ trợ tổng thể. Các hỗ trợ càng được nghiên cứu sớm, cân đối và triển khai thực hiện sớm, thì cơ hội phục hồi kinh tế càng có thể bắt đầu nhanh, mạnh hơn ngay từ quý 4/2021.
Nguồn: