Dù chiếm đông đảo tại Việt Nam nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp SME thiếu tự tin và gặp khó khăn khi gõ cửa ngân hàng vay vốn.
Mặc dù là lực lượng đông đảo, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp, tạo ra 63% số lượng việc làm cho xã hội và đóng góp 45% GDP của cả nước, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội nhưng thực tế cho thấy bộ phận doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay tại Việt Nam nhìn chung các ngân hàng ưu tiên số 1 cho Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vì họ có sự bảo lãnh của Chính phủ, tiếp đến là các Doanh nghiệp FDI (DN FDI) và cuối cùng là khối tư nhân gồm DN tư nhân lớn, DN tư nhân nhỏ và kinh doanh phi chính thức. Thế nhưng điều nghịch lích ở đây DN FDI là bộ phận đóng thuế ít nhất, chỉ khoảng 13% trong khi tỷ trọng trong GDP chiếm 20%, vị trí thứ nhì là DNNN và khối tư nhân lại là bộ phận đóng thuế cao nhất. Đáng tiếc hơn miếng bánh thị trường lại không có nhiều cho nhóm DNVVN, tình hình chung các DN này đang có quy mô nhỏ đi, trong khi cần được tạo điều kiện phát triển hơn nữa.
Theo các chuyên gia đánh giá, nguyên nhân khiến nhóm doanh nghiệp này khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đến từ nhiều phía. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ phía doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm doanh nghiệp này còn có sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
Nhận biết được điều này, để đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng đã thi nhau tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm dành riêng cho nhóm doanh nghiệp này với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận "nguồn vốn rẻ", tạo đà bứt phá trong hoạt động kinh doanh dịp cuối năm.
Cũng với mong muốn sát cánh cùng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ sớm hoàn thiện các mục tiêu kinh doanh trong năm 2019, ABBANK đã thiết kế gói vay "Song hành bứt phá" dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. So với hàng loạt sản phẩm đang có mặt trên thị trường cho vay dịp cuối năm, sản phẩm này của ABBANK với ưu điểm nổi trội đó là hạn mức cao, lãi suất cực kì ưu đãi, hồ sơ kiểm duyệt nhanh chóng… chính là "điểm tựa" mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm để có lợi thế trên đường đua cán đích doanh số cuối năm 2019.
Theo đó, chương trình ưu đãi lãi suất được ABBANK triển khai từ nay đến hết ngày 31/12/2019, áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu năm gần nhất tối đa là 200 tỷ đồng, hiện doanh nghiệp đang có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn cho các hoạt động kinh doanh, vào dịp cuối năm 2019, đầu năm 2020. Để kịp thời tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với tỷ lệ giải ngân cao từ ABBANK, khách hàng đáp ứng điều kiện tín dụng và đa dạng các loại tài sản đảm bảo thỏa điều kiện của chương trình sẽ nhận được một trong hai gói cho vay ưu đãi với lãi suất cố định trong 3 tháng đầu chỉ từ 7,8%/ năm hoặc 6 tháng đầu chỉ từ 8,3%/ năm, gói vay áp dụng cho đồng VNĐ với thời gian vay tối đa 12 tháng.
Quyền Tổng Giám đốc ABBANK, ông Phạm Duy Hiếu cho biết: "Thông qua chương trình ưu đãi về lãi vay "Song hành bứt phá", ABBANK mong muốn hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn với những điều kiện cho vay đi kèm linh hoạt cho các khách hàng SMEs, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm 2019. Chương trình còn là cơ hội để khách hàng tiếp cận các dịch vụ tiện lợi, những giải pháp tài chính tối ưu được ABBANK thiết kế phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp".
Với hạn mức cao lên tới 2.500 tỷ cùng với lãi suất ưu đãi đầy hấp dẫn, sản phẩm vay "Song hành bứt phá" mà ABBANK đem lại hứa hẹn sẽ là động lực to lớn, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp vững tin nắm bắt cơ hội, đổi mới và sáng tạo để tạo bứt phá dịp cuối năm 2019.
Nguồn: