Dồn ép cuối năm, ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất

26/11/2024
Từ đầu tháng 8/2019, một số ngân hàng thương mại lớn công bố giảm nhẹ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất diện rộng gặp khó vì chính các ngân hàng đang tăng lãi suất huy động lên cao.

Có 6 ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay từ 1/8 đối với các khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, gồm: Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank, Techcombank và VPBank, với lãi suất giảm từ 0,5-1 điểm %, dao động từ 5,5%-7,5%/năm cho kỳ ngắn hạn.

Một số DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao đã vay được vốn với mức lãi suất thấp này. Tuy nhiên, gói vay ưu đãi trên chỉ ngắn hạn từ 1 năm trở lại, đối tượng cho vay còn hẹp, nên còn nhiều DN có nhu cầu vốn vay lãi suất thấp mong mỏi được ưu đãi.

Bình luận về vấn đề này, một chuyên gia ngân hàng cho rằng, kỳ vọng vào việc một số ngân hàng lớn giảm lãi suất cho vay khiến các ngân hàng khác giảm theo là khó. Bởi chi phí vốn của các ngân hàng hiện vẫn khá cao, muốn duy trì lợi nhuận bắt buộc phải giữ lãi suất cho vay cao. Nhìn vào làn sóng các NH đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên cao thì đủ thấy chính họ đang làm khó mình khi muốn giảm lãi suất cho vay nền kinh tế.

Dồn ép cuối năm, ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất - Ảnh 1.

Lãi suất cho vay cao kéo dài, DN khó tránh khỏi khó khăn (ảnh minh họa).


Có tới 15 ngân hàng đang giữ mức lãi suất huy động ở kỳ hạn 5 tháng là 5,5%/năm, có 9 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động kỳ hạn 7 tháng trên 7%/năm, còn lãi suất trung dài hạn có 12 ngân hàng đang có mức lãi suất kỳ hạn dài từ 8%-9,1%/năm. Lãi suất huy động cao chót vót, khiến cho lãi suất cho vay của các ngân hàng không thể giảm.

Hiện tại mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức từ 6-9%/năm đối với ngắn hạn và từ 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Báo cáo tài chính quý 2/2019 vừa công bố của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà ghi nhận khoản lợi nhuận trước thuế chỉ vỏn vẹn 183 triệu đồng trong 6 tháng, giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm trước. DN này có khoản nợ vay hơn 557 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong các khoản nợ phải trả, tổng khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của Hải Hà đã lên tới hơn 450,6 tỷ đồng, chiếm gần 81% tổng nợ. Vì thế, 6 tháng qua, trong tổng lượng chi phí tài chính DN này phải trả là hơn 10,52 tỷ đồng, chi phí lãi vay đã hơn 10,49 tỷ đồng.

Công ty CP Hùng Vương vừa công bố bán toàn bộ vốn tại Công ty TNHH chế biến thủy sản Hùng Vương Bến Tre và bán một phần vốn tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. Nguyên nhân, ngoài khó khăn do thuế chống bán phá giá cá tra vào Mỹ, 6 tháng đầu năm 2019, Hùng Vương ghi nhận lỗ 112 tỷ đồng trong báo cáo tài chính hợp nhất do gánh nặng chi phí. Dù giảm 42% so với cùng kỳ năm trước, chi phí lãi vay của Hùng Vương tiếp tục ở mức cao với hơn 129 tỷ đồng.

Một DN nhỏ sản xuất miến tại Đồng Nai than thở, chi phí lãi vay của công ty thường chiếm khoản đáng kể.  Để sản xuất ổn định, các DN đã cố gắng cắt giảm khoản chi không cần thiết, đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn hỗ trợ, xúc tiến thương mại, tăng thời hạn thanh toán để đảm bảo việc xoay vòng vốn nhanh...

Dồn ép cuối năm, ngân hàng liên tiếp tăng lãi suất - Ảnh 2.

Gói vay ưu đãi lãi suất thấp nên được dành cho cả trung và dài hạn


Lãi suất cho vay hiện chiếm tỷ lệ cao trong chi phí DN, nếu giảm sẽ giúp DN giảm chi phí. Vì thế, hạ lãi suất đang là mong mỏi của nhiều DN. Song, gói vay ưu đãi lãi suất thấp nên được dành cho cả trung và dài hạn, cùng với đó là mở rộng đối tượng cho vay.

Ngày 1/8 vừa qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất, tiếp đó đến ngày 7/8, có 3 ngân hàng Trung ương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đã cắt giảm lãi suất. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Úc, Nga,... cũng cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ý kiến các chuyên gia lo ngại, trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang và các chỉ số kinh tế xấu đi, dự báo những đợt cắt giảm lãi suất của Fed sẽ còn tiếp tục, Việt Nam cần có những kịch bản để ứng phó, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: