Euro chạm đáy 6 năm, Bitcoin giảm, USD tăng tiếp

27/11/2024
Diễn biến euro trở thành tâm điểm của thị trường trong phiên vừa qua khi các nhà đầu tư lo lắng về tác động của giá dầu sau khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, trong khi USD tăng sau thông tin về tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần của Mỹ cho thấy thị trường lao động nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Đồng euro kéo dài chuỗi ngày giảm gần đây, xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm so với bảng Anh và thấp nhất 21 tháng so với USD trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh gây lo ngại về triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone).

Theo đó, euro kết thúc ngày 3/3 theo giờ Việt Nam giảm xuống còn 82,76 pence trên thị trường London, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2016. So với USD, euro cũng giảm 0,5% xuống 1,1064 USD vào lúc kết thúc ngày 3/3 theo giờ Việt Nam, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020 vào thứ Tư (2/3) và đang hướng tới kết thúc tuần giảm tuần thứ 4 liên tiếp so với USD. So với đầu tuần, EUR đã giảm 1,6%.

Kit Juckes, chiến lược gia trưởng tiền tệ toàn cầu thuộc Societe Generale ở London, cho biết: "Nó (đồng euro) vẫn đang đi xuống". "Hãy nhìn vào giá khí đốt. Đây là điểm mấu chốt về tác động kinh tế của cuộc xung đột Nga - Ukraine, và điều đó sẽ gây tổn hại tới các tài sản của châu Âu."

Lạm phát tháng 1/2022 của khu vực đồng Euro đã đạt mức cao kỷ lục 5,8%. Các nhà đầu tư đang theo dõi cuộc họp tuần tới của Ngân hàng Trung ương châu Âu với nội dung dự kiến sẽ đề cập đến việc xung đột ở Ukraine có khả năng thúc đẩy lạm phát tăng thêm nữa hay không. Yếu tố này dự kiến sẽ tác động tiêu cực đối với cả tăng trưởng và lạm phát trong dài hạn.

Euro chạm đáy 6 năm, Bitcoin giảm, USD tăng tiếp - Ảnh 1.

Việc Nga triển khai quân sự ở Ukraine như một cơn gió ngược cản trở đồng euro.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền chủ chốt kết thúc ngày 3/3 theo giờ Việt Nam tăng 0,4% lên 97,85, trong đó USD tăng 0,15% so với yen Nhật, lên 115,63 JPY/USD.

Dữ liệu cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm trong tháng Hai của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Sáu (4/3), theo đó các nhà kinh tế dự đoán thị trường việc làm tháng 3 sẽ tăng trưởng vững chắc.

Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cấp cao của Western Union Business Solutions ở Washington cho biết: "Chúng tôi đang theo dõi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Powell và số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp – sẽ công bố vào ngày 4/3. "Đối với thị trường lao động, chắc chắn dữ liệu tuần này sẽ thực sự lạc quan ... vì vậy nếu chúng ta thấy tăng trưởng việc làm mạnh mẽ cùng với việc giá dầu cao làm trầm trọng thêm lạm phát. Chúng tôi nghĩ rằng những điều đó sẽ khiến Fed tiếp tục kế hoạch tăng mạnh lãi suất".

Chuyên gia Manimbo nói: "Đồng đô la đang ở trong xu hướng rất tích cực, được hưởng lợi từ các dòng chảy tiền đến nơi trú ẩn an toàn và sự vững chắc của nền kinh tế Mỹ".

Đồng USD đang được hỗ trợ bởi lời phát biểu của Chủ tịch Fed, Jerome Powell. Ông Powell đã có bài phát biểu trước Quốc hội và nói rằng ông ủng hộ mức tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp của Fed, sẽ diễn ra trong 2 ngày, 15-16 tháng 3, và cho biết Fed sẽ "chuẩn bị hành động mạnh mẽ hơn" nếu lạm phát không giảm nhanh như mong đợi.

Một dữ liệu khác của Mỹ cho thấy số đơn đặt hàng mới của các nhà máy My trong tháng 1 đã tăng hơn dự kiến, cho thấy lĩnh vực sản xuất tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Với việc giá dầu thô Brent đạt mức cao nhất trong vòng 9 năm, khoảng 120 USD/thùng, các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa được hỗ trợ tích cực trong phiên vừa qua, theo đó, đô la Ausralia tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái.

Đồng đô la Australia lúc kết thúc ngày 3/3 theo giờ Việt Nam đã tăng 0,4% so với USD, khi giá các mặt hàng xuất khẩu của nước này, từ than đến khí gas và ngũ cốc đều tăng cao vì nguồn cung của thế giới bị gián đoạn nghiêm trọng bởi cuộc xung đột ở Đông Âu.

Aaron Hurd, giám đốc danh mục tiền tệ cấp cao của State Street Global Advisors, cho biết: "Giá hàng hóa tăng cao có nghĩa là các loại tiền tệ tập trung vào hàng hóa không liên quan trực tiếp đến căng thẳng địa chính trị leo thang, như đô la Australia và Kiwi đang hoạt động tốt".

Các nhà đàm phán Nga và Ukraine đã gặp nhau vào thứ Năm (3/3), và Kyiv cho biết họ sẽ kêu gọi ngừng bắn khi cuộc xung đột giữa 2 bên bước sang tuần thứ hai.

Ông Manimbo nói: "Cuộc khủng hoảng Ukraine đã thực sự thắp lên một ngọn lửa, và chúng tôi nhận thấy điều đó đang thực sự trở thành áp lực giảm giá đáng kể đối với đồng euro nhưng lại là nguồn sức mạnh chính cho các đồng tiền hàng hóa".

Đồng rúp Nga tăng 0,17% so với đồng bạc xanh vào lúc kết thúc ngày 3/3 theo giờ Việt Nam, lên 103,91 RUB/USD.

Tiền forint của Hungary cũng suy yếu, ở mức thấp kỷ lục so với euro, trong khi ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn một tuần thêm 75 điểm cơ bản lên 5,35% trong ngày thứ Năm (3/3), lần tăng lãi suất mạnh nhất kể từ 2008.

Euro chạm đáy 6 năm, Bitcoin giảm, USD tăng tiếp - Ảnh 2.

Cập nhật tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt.

Đồng Bitcoin quay đầu giảm về gần sát ngưỡng 42.000 USD, sau khi trước đó có lúc lên gần 44.500 USD.

Euro chạm đáy 6 năm, Bitcoin giảm, USD tăng tiếp - Ảnh 3.

Diễn biến giá Bitcoin ngày 3/3.

Giá vàng tăng nhẹ, với vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.929,29 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,6% lên 1.932,70 USD.

Cục Dự trữ Liên bang dự kiến ​​sẽ bắt đầu tăng lãi suất chỉ với một động thái 1/4 điểm, có nghĩa là ngân hàng trung ương thậm chí đi sau đường cong trong cuộc chiến lạm phát của mình và điều đó sẽ tốt cho vàng, nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets cho biết.

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/euro-cham-day-6-nam-bitcoin-giam-usd-tang-tiep-20220304003119323.chn

Nguồn: