Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) thành phố Kansas - Esther George đã phản đối quan điểm FED sẽ cắt giảm lãi suất để cải thiện tình hình lạm phát thấp. Bà cho rằng vấn đề này là kết quả của các áp lực toàn cầu mà chính sách tiền tệ nước Mỹ không thể tác động nhiều.
"Trong tình hình hiện nay, lo lắng về lạm phát thấp là việc không cần thiết," George phát biểu trong Hiệp hội Kinh tế Quốc gia tại Denver. "Nền kinh tế Mỹ đang ở trạng thái tốt, với lạm phát thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp và triển vọng về sự tăng trưởng vừa phải trong tương lai."
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell cũng cho rằng nền kinh tế đang ở trạng thái tốt. Tuy nhiên, khác với George, ông ủng hộ việc cắt giảm lãi suất như là một chính sách bảo hiểm trước tác động của tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm và bất ổn thương mại gia tăng khi Mỹ tăng thuế với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trái ngược lại, George không đồng tình với hai đợt cắt giảm lãi suất của Fed trong năm nay, vào tháng 7 và tháng 9. Hiện tại, Fed đang giữ mức lãi suất ngắn hạn trong khoảng từ 1,75% - 2%, mức mà được hầu hết các nhà hoạch định chính sách đánh giá là sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng.
George cho rằng sẽ thực tế hơn khi chấp nhận sẽ có những dao động quanh mục tiêu dài hạn, miễn là chúng không vượt quá mức cho phép.
Quan điểm này khác với sự lo lắng của hầu hết những nhà lãnh đạo Fed khi lạm phát đang thấp hơn mức lạm phát mục tiêu là 2%.
Fed - được dự kiến rằng sẽ giảm lãi suất ít nhất một lần nữa trong năm nay, sẽ có cuộc họp tiếp theo vào ngày 29 - 30/10. Theo George, mỗi cuộc họp có thể là cơ hội để bà suy nghĩ lại lập trường của mình, nhưng bà cũng khẳng định rõ ràng rằng bà không cam kết thực hiện kế hoạch đó.
"Nếu những dữ kiện sắp tới chỉ ra rằng nền kinh tế sẽ suy yếu toàn diện, thì việc điều chỉnh chính sách sẽ phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ của Cục dự trữ liên bang là giữ tỷ lệ việc làm ở mức tối đa và giá cả ổn định",. Tuy nhiên "cố gắng để nhanh chóng đưa lạm phát trở về mức 2% bằng cách điều chỉnh lãi suất có thể cần đến những hành động mạnh mẽ, và sẽ dẫn đến việc phân bổ sai nguồn lực cũng như tạo ra sự mất cân đối tài chính."
Nguồn: