Phải làm đúng mới bền
Theo bà Uyên, nhiều bạn trẻ học ngành tài chính - ngân hàng đều tha thiết câu chuyện làm giàu. Tuy nhiên, dù làm gì cũng đừng tham quá, phải biết điểm dừng.
Có kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành nhân sự, bà Uyên cho lời khuyên đến các bạn trẻ học và làm ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng: “Các bạn làm ngân hàng phải làm đúng mới bền. Nếu không làm đúng sớm hay muộn các bạn sẽ nhận hậu quả ngay”.
Chẳng hạn, ở Sacombank có rất nhiều cơ chế và hệ thống ràng bộc chặt chẽ buộc nhân viên phải làm đúng.
Theo bà Uyên, làm ngành tài chính - ngân hàng phải làm đúng mới bền
“Ở đâu cũng có người này người kia nhưng các bạn phải biết lựa chọn là làm điều gì cho đúng. Nếu ở một thời điểm nào đó mình gặp người Sếp mà bản thân họ làm điều gì đó không được tốt chẳng hạn thì lúc đó các bạn có toàn quyền cân nhắc có làm theo hay không”, bà Uyên nhấn mạnh.
Theo vị Giám đốc nhân sự này, nhiều bạn trẻ học ngành ngân hàng mới ra trường bên cạnh việc làm đúng thì còn tha thiết câu chuyện làm giàu. “Học tài chính ngân hàng nếu làm đúng vẫn có thể có rổ tài chính đa dạng. Các ngân hàng hay có suất ưu đãi cho nhân viên vay vốn, đây là cơ hội để mình minh bạch làm bằng hai bàn tay của mình. Chẳng hạn, có thể dùng số vốn đó mua BĐS, rồi gom lương thưởng trả dần, trở thành tài sản của mình”, bà Uyên mách nước.
Mới ra trường nên bắt đầu làm việc ở các chi nhánh, điểm giao dịch thay vì ở Hội sở
“Tôi khuyên chân thành các bạn sinh viên ngành tài chính - ngân hàng mới tốt nghiệp ra trường, nơi đầu tiên nên bắt đầu với ngành là ở các chi nhánh, điểm giao dịch. Đây là nền móng cho mọi thứ sau này…”, bà Uyên nhắn nhủ.
Theo vị Giám đốc nhân sự này, các chức danh như giao dịch viên, chuyên viên tư vấn, chuyên viên khách hàng, đó là những chức danh nền tảng cốt lõi cho những chức danh nghiệp vụ khác cho ngành ngân hàng. Hầu hết tất cả vị trí ở Hội sở đều xuất phát từ chức danh này.
Sinh viên mới ra trường nên bắt đầu làm từ các chi nhánh, điểm giao dịch để va chạm thực tế với khách hàng
Khi làm việc ở chi nhánh, điểm giao dịch nghĩa là có hội trải nghiệm, tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất; biết được thực sự khách hàng của ngân hàng chúng ta là ai; khẩu vị của họ như thế nào; họ kì vọng vào cái gì. Chính nhờ những trải nghiệm này, sau này làm ở vị trí nào đó hoặc làm ở hội sở sẽ biết để nên đưa ra tiêu chí gì hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
“Rất nhiều sinh viên ngay sau khi ra trường đều mong muốn làm ở hội sở chính nhưng thật lòng là không nên bởi vì về lâu dài mất đi cái gốc. Khi đó, chúng ta chưa trải nghiệm thực tế, chưa có va chạm với khách hàng - đối tượng chính mà ngân hàng cần quan tâm”, bà Uyên nhấn mạnh.
Nguồn: