Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách

21/05/2024
Nhiều ngân hàng ghi nhận nhu cầu giao dịch online của doanh nghiệp tăng mạnh thời gian qua, một phần do yêu cầu phòng chống dịch, một phần do sự linh hoạt chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng trên nền tảng trực tuyến.

Tỷ trọng "phí" trong tổng chi phí của doanh nghiệp

Nhu cầu giao dịch online tăng một phần do yêu cầu phòng chống dịch, một phần là sự linh hoạt chuyển đổi và nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngân hàng trên nền tảng giao dịch trực tuyến. Không thể phủ nhận những tiện ích, nhưng bù lại các khoản phí phải trả như phí thường niên, phí cho mỗi giao dịch, phí chi lương, phí duy trì tài khoản… cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tình hình doanh nghiệp cần giảm thiểu các chi phí sau dịch.

Trước khi giãn cách diễn ra, anh N. - Giám đốc Công ty xây dựng T.T - chưa kịp thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp. Các chỉ thị giãn cách đã làm thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt, anh N. chuyển sang sử dụng "ngân hàng số" để thanh toán tiền hàng cho đối tác: "Tôi vẫn thanh toán tiền hàng đúng hạn để duy trì mối quan hệ uy tín với nhà cung cấp, dịch này ai cũng cần tiền, không thể viện cớ giãn cách mà chậm trễ trả tiền cho người ta" - anh N. chia sẻ.

Tuy mùa dịch, các công trình xây dựng có chậm lại nhưng anh N. vẫn duy trì trả lương cho nhân viên công ty bằng internet banking. Anh N. cho biết tất cả các giao dịch, thanh toán từ điện, nước cho đến tiền hàng quan trọng của anh với khách hàng, đối tác, nhân viên hiện nay đều thực hiện 100% online (trước đó chỉ 30%). Và anh bắt đầu quan tâm đến khoản phí phải trả cho nhà băng sau khi tính ra được đó là một con số không nhỏ.

Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách - Ảnh 1.

Cũng tương tự như anh N., chị Đ. - chủ một công ty chuyên nhập hàng mỹ phẩm và đồ gia dụng đã quyết định giảm số lượng ngân hàng sử dụng cho các giao dịch xuống còn 2 (thay vì 4 như trước dịch). Chị Đ. thường thanh toán các khoản tiền hàng và nhận tiền của khách trả qua dịch vụ online. Theo thống kê của chị Đ, một tháng chị có gần cả ngàn giao dịch lớn nhỏ nên ngân hàng nào giúp chị tiết kiệm phí thì chị sẽ chọn. Chị đánh giá hiện nay các ngân hàng đều có nền tảng công nghệ tương tự nhau nên ưu tiên của chị là phí rẻ, đặc biệt là sau dịch, chị Đ. lại càng phải cân bằng lại các khoản chi phí cho hợp lý hơn.

Lựa chọn giải pháp tài chính "không phí"

Nhiều doanh nghiệp bên cạnh sáng kiến chuyển đổi số sẽ bắt đầu nghĩ đến cách cắt giảm chi phí hiệu quả từ chi phí sản xuất, nhân sự, logistic,… cho đến các khoản phí giao dịch ngân hàng online để có thể mạnh mẽ tái thiết sau dịch.

Chính vì vậy, xử lý tốt các khâu ngốn nhiều chi phí như mặt bằng, giữ nhân sự cũng như tìm được lối ra cho sản phẩm, các chủ doanh nghiệp cũng không quên chọn cho mình một đối tác tài chính tốt để quản lý tốt dòng tiền vốn được xem là "mạch máu" của doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu đó, ACB - ngân hàng có thị phần hàng đầu trong phân khúc khách hàng SME - đã kịp thời tung ra gói giải pháp tài chính đa nhiệm, hiệu quả mang tên "ACB không phí".

Dễ hiểu ngay từ cái tên, khách hàng doanh nghiệp khi chọn "ACB không phí" nghĩa là ngân hàng hỗ trợ các chủ doanh nghiệp 100% các phí giao dịch trên nền tảng online như chuyển khoản trong ngoài hệ thống, phí thường niên, chuyển lương… và hoàn toàn miễn phí.

Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách - Ảnh 2.

Không dừng lại đó, ACB còn định nghĩa "không phí" ở nhiều khía cạnh mở rộng. Sử dụng ACB "không phí", chắc chắn người dùng sẽ "không phí" công sức làm quen nhờ giao diện trực quan, thân thiện. Khách hàng cũng sẽ "không phí" công sức để đến quầy giao dịch, vì tất cả sẽ được xử lý nhanh gọn chỉ với thiết bị di động, khách hàng chỉ việc ngồi tại nhà đảm bảo phòng dịch theo nguyên tắc 5K nhưng vẫn xử lý nhẹ nhàng mọi giao dịch tài chính với ngân hàng.

Khách hàng doanh nghiệp dùng hệ sinh thái số của ACB cũng sẽ "không phí" thời gian chờ đợi. ACB là một trong những ngân hàng luôn chủ động tiên phong số hóa mọi quy trình để người dùng thao tác thật nhanh, thật gọn trên nền tảng online. Gần đây, ngân hàng này đã số hóa quy trình giải ngân, giúp chủ doanh nghiệp có thể ngồi tại nhà và giải ngân nguồn vốn vay, tiền tự động chuyển vào tài khoản, tất cả quá trình chỉ mất 3 phút.

Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp sau giãn cách - Ảnh 3.

Luôn nỗ lực để định vị mình là một "one-stop shop" trong lĩnh vực tài chính, ACB cũng sẽ giúp khách hàng "không phí" nguồn lực vận hành tài chính. Nhờ sự đồng bộ từ ACB Online (internet banking) và ACB Business App (mobile banking), khách hàng có thể giao dịch chủ động dù đang tại công ty, đi công tác nước ngoài,… và linh động trong mọi khung thời gian, kể cả cuối tuần. Bên cạnh đó, các vấn đề bảo mật cũng được đội ngũ chuyên gia ACB nghiên cứu chỉn chu giúp người dùng yên tâm khi giao dịch lượng tiền lớn.

Có thể khẳng định, "ACB không phí" là một ý tưởng rất hay lại "rất cảm xúc" được đưa vào thực tế, là giải pháp tối ưu tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp SME sau mùa giãn cách. Mở một tài khoản tại ACB hôm nay, các chủ doanh nghiệp sẽ bắt đầu được trải nghiệm "ACB không phí" tức thì và trọn vẹn theo tất cả ý nghĩa.

Mọi chi tiết về chương trình ưu đãi ACB không phí, khách hàng vui lòng liên hệ contact center 247 theo số (028) 38 247 247, hoặc chi nhánh, PGD ACB gần nhất.

Nguồn: