Gỡ rối cho SME khi tiếp cận vốn ngân hàng: Cần thấu hiểu và hợp tác nhiều hơn

08/01/2025
Mặc dù cùng chịu tác động tiêu cực của Covid-19, các doanh nghiệp lớn vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính dồi dào từ ngân hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), với kinh nghiệm, tiềm lực và doanh thu khiêm tốn hơn…dường như đang gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận này.

"Vòng luẩn quẩn" của doanh nghiệp

Chị Trần Minh Huệ, giám đốc một công ty chuyên về các sản phẩm nông nghiệp sạch tại TP. Cần Thơ cho biết, công ty thành lập từ năm 2013, đến nay đã mở được 2 cửa hàng đầu mối tại quận trung tâm.

Khi tình hình dịch có dấu hiệu được kiểm soát tại địa bàn, chị Huệ tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, mặc dù đã "gõ cửa" nhiều ngân hàng nhưng đi đâu chị cũng nhận được câu hỏi: "Chị có tài sản gì để thế chấp?". Do không có tài sản thế chấp nên đến nay doanh nghiệp của chị Huệ vẫn chưa thể vay vốn ngân hàng.

"Để nhận được cái "gật đầu" của các ngân hàng thì doanh nghiệp SME phải vượt qua trở ngại lớn nhất là tài sản thế chấp. Việc duy trì kinh doanh đã khó mà còn phải thế chấp tài sản thì quả thực chúng tôi không cáng đáng nổi", anh Lê Hoàng Long - Giám đốc của chuỗi phòng tập gym tại Hà Nội đồng cảm.

Lý giải nguyên nhân nhiều SME khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng, ông Đào Gia Hưng - Phó giám đốc Khối khách hàng SME VPBank cho rằng, rào cản đó xuất phát từ cả hai phía.

Về phía ngân hàng thì luôn có những điều kiện mang tính chất chuẩn mực dựa trên cơ sở của luật tín dụng mà buộc các ngân hàng phải tuân theo. Thực tế hiện nay một số tổ chức chưa "mở lòng" lắm với phân khúc khách hàng SME khi các khoản vay nhỏ nhưng áp dụng quy trình thẩm định và thu thập hồ sơ như với các doanh nghiệp lớn.

Về phía doanh nghiệp thì nhiều SME mới bắt đầu tham gia kinh doanh có quy mô khá nhỏ, hoạt động mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể. Đặc biệt, năng lực tài chính còn hạn chế, không có tài sản để thế chấp cho các khoản vay do vậy không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng.

"Con đường tiếp cận vốn từ ngân hàng khó khăn, nhiều SME tìm đến nguồn vốn vay khác như từ bạn bè, người thân trong gia đình, thậm chí từ các tổ chức cho vay nặng lãi, vay nóng với lãi suất rất cao, điều này khiến doanh nghiệp thêm áp lực trong việc xoay vốn và không chủ động được trong kinh doanh" ông Hưng chia sẻ.

Đây là "vòng luẩn quẩn" đã tồn tại nhiều năm. Doanh nghiệp muốn vay, ngân hàng cũng muốn cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo sự an toàn của đồng vốn. Để tháo gỡ triệt để khó khăn này, nhất định cần có giải pháp mới dựa trên sự thấu hiểu nhau của cả doanh nghiệp và ngân hàng.

Đồng tâm hiệp lực, khó mấy cũng qua

Trước thực trạng này, Ngân hàng Nhà nước đã có những tư vấn, giải pháp có tính định hướng, hiệu quả góp phần gỡ vướng vòng luẩn quẩn cho các doanh nghiệp nói chung, SME nói riêng trong quá trình tiếp cận tín dụng từ nhà băng.

Song song với đó, một số tổ chức tín dụng cũng chủ động tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp bằng những giải pháp thông minh như xây dựng các gói vay tín chấp "đo ni đóng giày" dành riêng cho SME theo yêu cầu và đa dạng mục đích sử dụng. Bên cạnh đó là tăng cường trợ lực SME để họ trở thành nguồn khách hàng tiềm năng có nền tảng tài chính vững mạnh, kinh doanh bền vững.

Một minh chứng rõ nhất là mới đây VPBank đã thông báo gia tăng hạn mức tín dụng gói vay tín chấp lên 3 tỷ đồng và có chính sách giảm lãi suất từ 0,5 - 2%/năm so với mức hiện hành nhằm giúp SME tiếp cận nguồn tài chính giá rẻ, đảm bảo được dòng vốn lưu động ngay thời điểm cần.

Nếu thỏa các tiêu chí, doanh nghiệp sẽ được vay vốn không tài sản đảm bảo với thời hạn đến 36 tháng tùy theo nhu cầu kinh doanh thực tế, có thể vay theo món, theo hạn mức hoặc theo hình thức thấu chi với phương thức trả nợ khá linh hoạt vào cuối tháng hay cuối kỳ. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận vốn thông qua phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz, hạn mức lên đến 2 tỉ đồng, được miễn lãi từ 45- 55 ngày.

VPBank đã rút ngắn các quy trình thẩm định hồ sơ thủ tục, theo tiêu chí nhanh gọn, đơn giản khi phê duyệt hạn mức tín dụng trong vòng 3 ngày làm việc, giải ngân online trong ngày.

Đáng lưu ý, VPBank còn dành tặng khách hàng nhiều đặc quyền khác như: Miễn phí 01 năm sử dụng gói dịch vụ Internet Banking trị giá đến 12 triệu đồng; miễn phí toàn bộ website bán hàng online tiêu chuẩn trị giá 11 triệu đồng để doanh nghiệp có thể kinh doanh trực tuyến nhanh chóng, phần nào khắc phục tác động do hạn chế giao thương trực tiếp.

Giải pháp gói vay tín chấp mà VPBank đang triển khai có thể xem là một trong những "gói" giải pháp hấp dẫn nhất trên thị trường thời điểm này, thể hiện sự nỗ lực mang đến cơ hội tài chính, cơ hội phát triển cho những SME trong giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh.

Để được tư vấn vay vốn tín chấp, khách hàng có thể đăng ký tại đây

Nguồn: