Lãi suất cho vay tiếp tục giảm

17/12/2024
Nhìn chung hiện lãi suất cho vay đang ở mức thấp chưa từng có và đã giảm 2,5% so với thời điểm năm 2016. Song các chuyên gia cho rằng để hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng cuối năm (đạt mức tăng 10% trong năm nay), các TCTD sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay; đồng thời cố gắng đảm bảo mức lãi suất huy động ổn định nhằm giữ chân người gửi tiền.

Tuần qua, phát biểu tại Quốc hội Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, trong khi hầu hết các nền kinh tế rơi vào suy thoái, với việc chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt “mục tiêu kép”, Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương ở mức khá... 

Ngày 11/11, tại phiên toàn thể Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với 89,21% đại biểu tán thành. Theo đó, mục tiêu năm 2021 tăng trưởng GDP là 6%, quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD/người, chỉ số giá tiêu dùng bình quân đạt 4%... Chính phủ nêu cao quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; và nhiều tỉnh thành đã, đang chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai.

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm - Ảnh 1.

Lãi suất cho vay tiếp tục giảm tại các ngân hàng.


Với vai trò góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu do Quốc hội đề ra… ngành Ngân hàng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Thời gian qua, các TCTD đã, đang thực hiện cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh… Đáng chú ý, ngày 11/11 Vietcombank ra thông báo: Trước tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh miền Trung, quyết định giảm lãi suất cho vay để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.  

Vietcombank giảm tới 1%/năm lãi suất cho vay cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của doanh nghiệp và người dân tại địa bàn các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Việc giảm lãi suất được áp dụng đối với các khoản vay bằng VND trong thời gian 3 tháng từ 12/11/2020 đến hết 12/2/2021… Động thái này của Vietcombank như một “dự báo” về việc lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới nhằm hỗ trợ hơn nữa cho khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm; lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 3-6/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6%/năm.

Nhìn chung hiện lãi suất cho vay đang ở mức thấp chưa từng có và đã giảm 2,5% so với thời điểm năm 2016. Song các chuyên gia cho rằng để hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng cuối năm (đạt mức tăng 10% trong năm nay), các TCTD sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay; đồng thời cố gắng đảm bảo mức lãi suất huy động ổn định nhằm giữ chân người gửi tiền. Đây là bài toán khó đối với ngân hàng khi chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng (NIM) đã ở mức rất thấp. Hiện một số NHTM đã áp dụng hình thức huy động vốn linh hoạt hơn, khuyến khích khách hàng gửi kỳ hạn dài nhằm đảm bảo sự ổn định. Lãnh đạo một NHTMCP tiết lộ: tuần tới ngân hàng này sẽ áp dụng chương trình huy động vốn cho phép người gửi tiền rút gốc linh hoạt nhưng nếu khách duy trì số dư đến cuối kỳ (trên 12 tháng) sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn hẳn các sản phẩm tiết kiệm khác.

Về phía điều hành, chủ trương của NHNN là tiếp tục điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các TCTD, duy trì lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn với chi phí hợ̣p lý cho các TCTD; chỉ đạo các TCTD cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay…

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay cho khách hàng là chia sẻ thiết thực của ngân hàng đối với doanh nghiệp, người dân. Nhưng dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều và ngân hàng đang chịu áp lực củng cố hệ thống, duy trì sự ổn định để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Nguồn: