Lãi suất tăng nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 2/9 do nhu cầu cá nhân, doanh nghiệp tăng

26/11/2024
Mặt bằng lãi suất ở Việt Nam vẫn ổn định dù làn sóng nới lỏng tiền tệ đang lan rộng trên thế giới. Diễn biến tích cực trong nước hỗ trợ tiền đồng tuy nhiên lãi suất có thể tăng nhẹ trong dịp 2/9.

Tuần qua, NHNN chỉ phát hành 18 nghìn tỷ đồng tín phiếu trong khi có tới 42 nghìn tỷ đồng tín phiếu đến hạn khiến lượng tín phiếu lưu hành giảm liên tục về 18 nghìn tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 4 tháng gần đây. Kênh OMO không phát sinh giao dịch mới, 20 tỷ đồng mua kỳ hạn tuần trước đã đáo hạn, số dư trở về 0.

Tính chung, NHNN đã bơm ròng 23.980 tỷ đồng qua thị trường mở. Lãi suất dao động quanh 3%/năm và tăng nhẹ vào ngày thứ 6 lên mức 3.12%/năm với kỳ hạn qua đêm, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức 0.7%/năm.

Dự kiến lãi suất liên ngân hàng có thể tăng nhẹ trong tuần này khi nhu cầu tiền đồng của các doanh nghiệp và cá nhân tăng lên trước kỳ nghỉ lễ 2/9.

Lãi suất tăng nhẹ trước kỳ nghỉ lễ 2/9 do nhu cầu cá nhân, doanh nghiệp tăng - 1

Lãi suất dự báo tăng nhẹ trong dịp nghỉ lễ 2/9 do nhu cầu tiền đồng của cá nhân và doanh nghiệp

Việt Nam đứng ngoài làn sóng hạ lãi suất 

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuần qua đã quyết định thay đổi công cụ xác định lãi suất cho vay của các NHTM từ lãi suất cơ sở (Benchmark Lending Rate) sang lãi suất tham chiếu -LPR (Loan Prime Rate). Mức lãi suất cơ sở trước đó đang là 4.35%/năm và LPR là 4.31%/năm.

Ngay sau động thái của Trung Quốc, có 4 NHTW khác cũng điều chỉnh giảm lãi suất trong tuần qua, nâng số NHTW đã điều chỉnh giảm lãi suất tính từ đầu tháng 8 đến nay lên 19 nước trong đó bao gồm 03 nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Philippines và Indonesia với mức giảm.

Tuy vậy, Việt Nam có vẻ như vẫn nằm ngoài làn sóng hạ lãi suất. Lãi suất huy động ở một số NHTM thậm chí còn được điều chỉnh tăng trên biểu lãi suất hoặc theo các chương trình ưu đãi lãi suất có thời hạn.

Lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng ở các NHTM cổ phần cỡ nhỏ tăng, lên mức 8-8.4%/năm. Tuy nhiên, các NHTM này chỉ áp dụng với đối tượng khách hàng cá nhân, lãi suất huy động với khách hàng tổ chức hầu như không đổi.

Trong bối cảnh chờ đợi những tín hiệu rõ hơn từ FED, các đồng tiền gần như đã có một tuần bình lặng và chỉ số DXY duy trì ở mức trên 98, giá vàng hạ nhiệt xuống dưới 1.500 USD/oz, giá dầu brent phục hồi lên trên 60 USD/thùng.

Tuy nhiên, đó là cho tới trước ngày thứ Sáu (23/8), phát biểu được chờ đợi của chủ tịch FED tại hội nghị Jackson Hole quá chung chung và bị gạt qua một bên trước những tuyên bố tăng thuế dữ dội từ cả Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc tuyên bố áp thuế 5-10% lên 75 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ 1/9 và 15/12. Gần như ngay lập tức, Trump tuyên bố tăng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỷ hàng hóa Trung Quốc từ 1/10 và từ 10% lên 15% với 300 tỷ hàng hóa còn lại từ 1/9.

Cũng giống những lần trước, sự leo thang bất ngờ của cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung lại khiến cho thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.

Do thị trường Việt Nam giao dịch sớm hơn nên những biến động trong ngày 23/8 chưa tác động đến thị trường ngoại hối của Việt Nam.

Tỷ giá giao dịch USD/VND tiếp tục có một tuần bình lặng, giảm đồng loạt 5đ/USD ở cả hai chiều mua vào- bán ra trên cả thị trường ngân hàng và tự do, về mức lần lượt là 23.145/23.265 và 23.195/23.210.

Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng 7đ/USD, lên đỉnh mới là 23.127. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 1.19 tỷ USD trong nửa đầu tháng 8, lũy kế từ đầu năm đến 15/8 thặng dư 2.93 tỷ USD.

Cùng với diễn biến tích cực của cán cân thương mại, dòng vốn FDI và ngoại tệ thu được từ bán vốn cổ phần khả quan, mùa kiều hối cũng đang đến gần sẽ gia tăng nguồn cung ngoại tệ trong thời gian tới, là cơ sở để tin tưởng răng tỷ giá USD/VND sẽ không biến động mạnh dù áp lực quốc tế đang gia tăng.

Nguồn: