Lý do vốn ngoại hấp dẫn ngân hàng Việt

26/11/2024
Một số nhà băng nhỏ đang tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 2 năm nay, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's nhận định việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài, sẽ là tâm điểm chú ý trong năm 2019, bởi thị trường vốn Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát triển.

Đánh giá về khả năng sinh lời và tăng trưởng tín dụng, Moody's cho rằng các ngân hàng Việt Nam trong danh sách theo dõi đã có khả năng sinh lời cao hơn nhờ chênh lệch lãi suất và chi phí tín dụng thấp hơn. Các ngân hàng mà Moody's theo dõi có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn trong hai năm gần đây, từ mức 0,9% năm 2017 lên 1,1% năm 2018. Thu nhập ròng của các nhà băng này tăng 35% lên 70.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 3 tỷ USD) năm 2018, mặc dù có sự điều chỉnh về tăng trưởng tín dụng.

Thực tế, ngay từ 2018 thị trường chứng kiến dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào ngành ngân hàng. Ngay từ đầu năm hàng loạt ngân hàng công bố kết quả kinh doanh khả quan và hoàn thành kế hoạch tăng vốn.

"Sau quá trình quyết liệt tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, cộng với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019, các ngân hàng Việt đang trở nên 'hấp dẫn' hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài", một chuyên gia ngân hàng đánh giá. Cùng với đó là diễn biến thuận lợi trên thị trường chứng khoán khiến hoạt động mua bán vốn, cổ phần tại các ngân hàng Việt diễn ra sôi động, nhất là các thương vụ với các nhà đầu tư khu vực châu Á.

polyad

Khách hàng giao dịch tại một chi nhánh của NCB.

Có thể kể ra một số nhà đầu tư châu Á đã mua bán vốn, cổ phần của các ngân hàng Việt, như: Sumitomo Mitsui Banking Nhật Bản); Maybank (Malaysia); Ngân hàng Mistubishi UFJ Financial Group (Nhật Bản); Công ty Quản lý Quỹ Asian Smaller (Hong Kong); Quỹ Đầu tư GIC (Singapore) và Mizuho (Nhật Bản)...

Theo dự báo của chuyên gia, từ nay đến cuối năm 2019, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục nhận được nguồn vốn dồi dào từ nhà đầu tư ngoại, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Với sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài, các ngân hàng nội có thêm lợi thế trong việc khai thác phân khúc bán lẻ, rõ nét nhất là thông qua lĩnh vực Fintech và Digital Banking. Bên cạnh đó, xu hướng nguồn vốn FDI từ khu vực châu Á chảy vào Việt Nam đang dồi dào được xem là tiềm năng mở rộng thu nhập cho các ngân hàng.

Không chỉ các ngân hàng lớn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, những ngân hàng nhỏ như NCB, OCB, NamABank, Vietbank, KienLongBank... cũng được nhà đầu tư nước ngoài để mắt.

Các ngân hàng còn "room" cho nhà đầu tư ngoại, cụ thể là những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm 2019-2020 đang tranh thủ gọi vốn nước ngoài để gia tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động.

Là một trong những ngân hàng niêm yết sớm trên thị trường chứng khoán, nhờ định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiệu quả và hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) từng bước tạo sức hút riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo chia sẻ của lãnh đạo NCB, ngân hàng đang tích cực làm việc với các nhà đầu tư quốc tế tiến tới các thỏa thuận phù hợp cho hai bên. "Mong muốn của NCB hiện không chỉ là tìm nhà đầu tư hỗ trợ về vốn mà còn hỗ trợ đẩy mạnh phát triển ngân hàng số (Digital Banking) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ hiện đại của người dân, hội nhập kịp thời với xu thế phát triển của thời đại", lãnh đạo nhà băng nói.

Trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá của NCB, điều e ngại chung là quy định pháp lý hạn chế về tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. Họ mong muốn có quyền quyết định nhiều hơn khi tham gia ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Phan Mai

Nguồn: