Năng lực những ngân hàng Việt Nam được đánh giá mạnh nhất khu vực

25/11/2024
The Asian Banker (TAB) thường niên vừa tiếp tục vinh danh 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất thế giới. Một số cái tên quen thuộc của các tổ chức tín dụng lớn ở Việt Nam tiếp tục hiện diện.

Theo danh sách này, Việt Nam góp mặt 19 tổ chức bao gồm Vietcombank, MB, Techcombank, HDBank, BIDV, ACB, VietinBank…

Sự hiện diện của Vietcombank thuyết phục với vị thế đứng đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về một số chỉ số cơ bản. Vietcombank hiện đang có quy mô hệ thống và sức mạnh tài chính, tầm ảnh hưởng thương hiệu. Ngân hàng này cũng đã và đang dẫn đầu về lợi nhuận trong câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng từ năm trước lẫn năm nay.

Techcombank là ngôi sao trong khối ngân hàng tư nhân với lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2019 này.

Được The Asian Banker đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng là HDBank với các tiêu chí tốc độ tăng trưởng quy mô, chất lượng bảng cân đối tài sản, quản lý rủi ro, chất lượng hoạt động và thanh khoản.

Một số tổ chức tín dụng có mặt trong danh sách 10 ngân hàng Việt lớn và mạnh nhất khu vực theo bảng xếp hạng này cũng thể hiện các năng lực khác nhau. Sự lội ngược dòng để trở về vị trí một trong những ngân hàng tư nhân mạnh, sau giai đoạn khủng hoảng của ACB là một điểm son của tổ chức này. Trong khi đó, TPBank là ngân hàng sau tái cơ cấu đã có những đột phá về đầu tư công nghệ và dịch vụ.

3 ngân hàng có vốn Nhà nước dù có những sắc thái khác nhau những không thể phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng, thị phần tín dụng lẫn quy mô trên toàn hệ thống. Theo đó, VietinBank, BIDV cùng Agribank, cũng được The Asean Banker đánh giá cao trong bảng xếp hạng. Mặc dù, VietinBank đang có những khó khăn nhất định trong nỗ lực tăng vốn để hướng tới Basel II; Agribank vẫn là ngân hàng chưa đại chúng; Còn BIDV sau những cố gắng cũng chỉ vừa giải được bài toán đàm phán với đối tác chiến lược quốc tế mới đây.

Điểm tích cực trong các ngân hàng Việt được vinh danh lớn và mạnh nhất thuộc 500 tổ chức, định chế tài chính hàng đầu thế giới, có những tổ chức đã đạt chuẩn Basel II sớm trước lộ trình quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đó là Vietcombank, Techcombank, HDBank, MB, ACB. Điều này khẳng định khả năng tiệm cận và áp dụng các chuẩn mực quản trị chất lượng hoạt động và rủi ro theo chuẩn quốc tế của các ngân hàng này. Bản thân các tổ chức này cũng thể hiện năng lực tài chính tốt với các chỉ số khẳng định hiệu suất kinh doanh tích cực.

Điểm nhấn tăng trưởng được tìm thấy tại HDBank, một ngân hàng được thị trường ấn tượng bởi sự đổi mới tích cực. Trong 10 năm, HDBank ghi nhận tăng trưởng tới 22 lần về quy mô, tài sản, dư nợ...;  quản trị rủi ro hiệu quả với chất lượng tài sản thuộc nhóm tốt nhất toàn ngành; ROA và ROE phản ánh các chỉ số sinh lời luôn ở mức cao. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ HDBank  liên tục nhiều năm  ở mức chỉ 1%.

Năng lực những ngân hàng Việt Nam được đánh giá mạnh nhất khu vực - Ảnh 1.

Trong một thị trường mà sự phân hóa và những chiến lược khác biệt là quan trọng để đưa các tổ chức vượt lên, HDBank là một tổ chức có tầm nhìn dài hạn với lợi thế riêng về hệ sinh thái khách hàng độc đáo và năng lực M&A riêng có. Điều này được thể hiện bằng thành công của 2 thương vụ M&A tầm quốc tế trên thị trường tài chính Việt Nam: Mua lại 100% vốn Công ty Tài chính SGVF của Pháp và sáp nhập DaiABank vào HDBank. HDBank là ngân hàng đi qua 2 giai đoạn tái cấu trúc của hệ thống các tổ chức tín dụng, với năng lực M&A bao gồm xử lý hậu M&A với hiệu quả thực tế. Khác với một số định chế tài chính, dường như mỗi lần HDBank tham gia các chương trình M&A, ngân hàng này lại ghi dấu mốc phát triển tới tầm vóc, quy mô mới.

Lễ vinh danh 500 ngân hàng lớn và mạnh nhất thế giới với sự hiện diện của các ngân hàng, định chế tài chính lớn của khu vực và thế giới, bảng xếp hạng được công bố trong khuôn khổ Hội nghị thường niên về thanh toán quốc tế Sibos diễn ra tại London cuối tháng 9/2019 của Tạp chí The Asian Banker xác lập thành công của các ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Đây là những tổ chức tín dụng lớn và mạnh đã xác thực năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính trong khu vực và thế giới.

Nguồn: