Ngân hàng mở - cơ hội bứt phá của ngành tài chính

18/05/2024
Chị Quỳnh sáng đặt xe đi làm, trưa gọi đồ ăn, chiều mua sắm trên mạng, thanh toán hóa đơn ngay trên ứng dụng, không cần tiền mặt hay ngân hàng.

Chị Như Quỳnh (29 tuổi, TP HCM) cho biết từ khi sử dụng một ứng dụng đa dịch vụ, thói quen của chị đã thay đổi rất nhiều. Đa số các nhu cầu thanh toán, mua sắm, giao dịch... đều có thể thực hiện trên ứng dụng mà không phải đến ngân hàng hay sử dụng nền tảng Internet Banking.

Cũng như chị Như Quỳnh, nhiều người dùng khác đang sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt trên các kênh online mỗi ngày mà không cần thông qua tài khoản ngân hàng. Họ có thể chuyển tiền đến ví điện tử để mua hàng, thanh toán hay chuyển khoản.

Trong hai năm gần đây, người dùng ngày càng dễ dàng thực hiện các thao tác trên tài khoản ngân hàng như kiểm tra số dư tài khoản, dư nợ vay, gửi tiết kiệm, vay ngân hàng, đầu tư tài chính, thanh toán hóa đơn... khi có thể trực tiếp thực hiện trên ứng dụng, không cần truy cập website Internet Banking.

Nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời nhờ vào công nghệ nền tảng mở (API), hay còn biết đến với thuật ngữ ngân hàng mở (Open Banking). Đây được coi là công nghệ sẽ thay đổi toàn diện ngành tài chính.

Dịch vụ tài chính không còn của riêng ngân hàng

API (Application Programming Interface) hay lập trình giao diện ứng dụng có thể được xem như một phần mềm trung gian giúp các chương trình ứng dụng tương tác qua lại với nhau và chia sẻ dữ liệu. API có mặt tại Việt Nam và đang thay đổi mạnh mẽ cách thức tương tác giao dịch truyền thống trong ngành ngân hàng. 

Nhu cầu lớn từ người dùng đang tạo nên một cuộc cạnh tranh sôi động giữa các ví điện tử và các ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech). Thông qua API, một ứng dụng có thể tích hợp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng và đóng gói lại cho phù hợp với hệ khách hàng của mình. Nhiều ví điện tử đang có ý định "vượt mặt" ngân hàng khi ra đời các sản phẩm về vay vốn, gửi tiết kiệm thông qua liên kết với một đối tác thứ ba. Nhờ sự phát triển của API, hiện nay dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cá nhân không còn là mảnh đất riêng của các ngân hàng.

Từ API đến ngân hàng mở

Trong lĩnh vực tài chính, API có thể kết nối nhiều sản phẩm dịch vụ từ đối tác bằng việc cho phép bên cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng. Qua đó, hình thành hệ sinh thái giúp người dùng sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ ngay trên một ứng dụng, thay vì sử dụng chúng ở nhiều nền tảng và ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây cũng là tiền đề giúp xây dựng và phát triển các mô hình ngân hàng số mà một số quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Đức, Singapore đang đi đầu.

Nền tảng công nghệ cho phép các ngân hàng phân phối đa dạng dịch vụ, sản phẩm trực tuyến.

Nền tảng công nghệ cho phép các ngân hàng phân phối đa dạng dịch vụ, sản phẩm trực tuyến.

Ưu thế của các ngân hàng khi xây dựng ngân hàng số là có sẵn nền tảng hệ thống hạ tầng, kênh phân phối. Tận dụng nguồn lực này, ngân hàng OCBC (Singapore) đã thiết lập thương hiệu ngân hàng số Frank - mô hình đang được ưa chuộng. Trong khi đó, hai ngân hàng Simple và Moven của Mỹ lại gây chú ý khi xây dựng và phát hành sản phẩm dịch vụ với với giao diện nâng cao, hoàn toàn khác với sản phẩm dịch vụ đang có, tạo ra một kênh phân phối ngân hàng số.

Trên thế giới cũng hình thành các ngân hàng số thuần túy dựa trên nền tảng cốt lõi công nghệ, không có chi nhánh và khách hàng tương tác với ngân hàng hoàn toàn qua các kênh kỹ thuật số. Tiêu biểu là ngân hàng Fidor (Đức), Nubank (Braxin), Revolut (Anh). Nhiều ngân hàng khác đang đẩy mạnh số hóa bằng việc kết hợp API từ các công ty Fintech như trường hợp của Barclays (Anh) và Nordea (Phần Lan).

Thông qua ngân hàng mở, lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đang trong một cuộc cách mạng mới, hình thành nên nhiều mô hình kinh doanh hứa hẹn mang đến những giá trị đột phá cho khách hàng.

Cơ hội bứt phá của ngân hàng Việt

Tại Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông (OCB) là một trong những nhà băng tiên phong với mô hình ngân hàng mở hay API Banking. Thông qua ứng dụng OCB Omni, người dùng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần túy của ngân hàng như chuyển tiền, tiết kiệm mà còn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết.

Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ của OCB cho biết, suốt thời gian qua ngân hàng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Open API để số hóa sản phẩm. Hiện nhà băng liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB Omni hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.

BodyTrong 2 năm gần đây, việc kiểm tra thông tin ngân hàng như số dư tài khoản, dư nơ vay, đia chỉ chi nhánh/ATM, gửi tiết kiệm, vay ngân hàng, đầu tư tài chính, thanh toán hóa đơn. ngày càng dễ dàng và thuận tiên khi có thể thực hiện ngay trên các nền tảng e-commerce, Công ty ví, Fintech huy động, cho vay mà không cần truy cập Internet Banking của Ngân hàng.Rất nhiều mô hình kinh doanh mới được ra đời nhờ vào công nghệ API, hay còn được biết đến với thuật ngữ Open Banking (ngân hàng mở). Đây cũng được coi là cơ hội thay đổi cho ngành tài chính.Khi dịch vụ tài chính không còn là lãnh địa của ngân hàngAPI (Application Programming Interface) - lập trình giao diện ứng dụng, có thể được xem như một phần mềm trung gian giúp các chương trình ứng dụng tương tác qua lại với nhau và chia sẻ dữ liệu.API có mặt tại Việt Nam đã và đang thay đổi mạnh mẽ cách thức giao dịch truyền thống.Chị Như Quỳnh (29 tuổi, TP.HCM) cho biết từ khi sử dụng một ứng dụng đa dịch vụ cài đặt trên điện thoại, thói quen của chị đã thay đổi rất nhiều. Buổi sáng tôi đặt xe ôm công nghệ đi làm, buổi trưa gọi đồ ăn và buổi tối tôi có thể shopping online. Tất cả đều thông qua một ứng dụng, nhanh và tiện lợi chị Quỳnh hào hứng chia sẻ.Người dùng Việt Nam đã quen thuộc với các dịch vụ thanh toán, mua sắm online qua các ứng dụngCũng như chị Như Quỳnh, nhiều người khác đang sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt trên các kênh online mỗi ngày mà không cần qua tài khoản ngân hàng. Họ có thể chuyển tiền đến ví điện tử để mua hàng, thanh toán hay chuyển khoản.Nhu cầu lớn từ người dùng đang tạo nên một cuộc cạnh tranh sôi động giữa các ví điện tử và các ứng dụng công nghệ tài chính Fintech. Thông qua API, một ứng dụng có thể tích hợp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng và đóng gói lại phù hợp với hệ khách hàng của mình. Thậm chí, nhiều ví điện tử đang có ý định vượt mặt ngân hàng khi ra đời các sản phẩm về vay vốn, gửi tiết kiệm khi liên kết với một đối tác thứ ba. Nhờ sự phát triển của API, hiện nay dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cá nhân không còn là mảnh đất riêng của các ngân hàng.Từ API Banking đến mô hình ngân hàng sốTrong lĩnh vực tài chính, API có thể kết nối nhiều sản phẩm dịch vụ từ đối tác bằng việc cho phép bên cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba (3rd Payment Service Provider - PSP) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng thông qua các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open Application Programming Interface - Open API). Qua đó, hình thành hệ sinh thái giúp người dùng sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ ngay trên một ứng dụng, thay vì sử dụng chúng ở nhiều nền tảng và ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây cũng là tiền đề giúp xây dựng và phát triển các mô hình ngân hàng số mà một số quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Đức, Singapore hiện đang đi đầu.Nền tảng công nghệ cho phép các ngân hàng số phân phối sản phẩm ngân hàng qua onlineƯu thế của các ngân hàng khi xây dựng ngân hàng số là có sẵn nền tảng hệ thống hạ tầng, kênh phân phối Tận dụng nguồn lực này, ngân hàng OCBC (Singapore) đã thiết lập thương hiệu ngân hàng số Frank là mô hình đang được ưa chuộng. Trong khi đó, hai ngân hàng Simple và Moven của Mỹ lại gây chú ý khi xây dựng và phát hành sản phẩm dịch vụ với với giao diện nâng cao, hoàn toàn khác với sản phẩm dịch vụ đang có, tạo ra một kênh phân phối Ngân hàng số.Trên thế giới cũng hình thành các ngân hàng số thuần tuý dựa trên nền tảng cốt lõi công nghệ, không có chi nhánh và khách hàng tương tác với ngân hàng hoàn toàn qua các kênh kỹ thuật số. Tiêu biểu là Ngân hàng Fidor (Đức), Nubank (Braxin), Revolut (Anh). Nhiều ngân hàng khác đang đẩy mạnh số hóa bằng việc kết hợp mở API từ các công ty Fintech (công nghệ tài chính) như trường hợp của Barclays (Anh) và Nordea (Phần Lan).Có thể thấy, thông qua ngân hàng số, lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đang trong một cuộc cách mạng mới, hình thành nên nhiều mô hình kinh doanh hứa hẹn mang đến những giá trị thực sự đột phá cho khách hàng.Cơ hội bứt phá của ngành ngân hàng Việt NamTại Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông (OCB) là một trong những nhà băng tiên phong với mô hình API Banking. Thông qua ứng dụng OCB OMNI, người dùng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần tuý của ngân hàng như chuyển tiền, tiết kiệm mà còn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết.Ông Dư Xuân Vũ Giám đốc Khối Công nghệ của OCB cho biết, suốt thời gian qua OCB đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Open API để số hóa sản phẩm. Hiện OCB đang liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB OMNI hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.OCB sẵn sàng về mặt công nghệ để mở rộng API với các đối tác - Ông Dư Xuân Vũ Giám đốc khối Công nghệ của OCB.Đặc biệt, nhờ việc kết nối với đối tác thông qua API, khách hàng của OCB OMNI có thể tiếp cận với các nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, tai nạn) hay đầu tư chứng chỉ quỹ Vinacapital hoàn toàn online ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, OCB OMNI còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như UrBox mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà, trả thưởng, ưu đãi giảm giá.Theo tiêu chí Khách hàng là trọng tâm, các sản phẩm, giải pháp liên quan đến API của OCB luôn lấy trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng làm nền tảng để xây dựng. Hiện tại, OCB đã triển khai hình thức xây dựng sản phẩm dịch vụ do bên thứ ba phân phối bán hàng hoặc OCB thực hiện phân phối, bán sản phẩm của bên thứ ba trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI; chúng tôi đã và đang nghiên cứu để sẵn sàng đóng vai trò là trung gian thị trường nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giữa khách hàng, nhà sản xuất và kênh phân phối Ông Dư Xuân Vũ bật mí.Khách hàng của OCB OMNI có thể đầu tư tài chính ngay trên ứng dụng (ảnh: Trung tâm Ngân hàng số OCB)Theo ông Nguyễn Thiện Tâm Giám đốc chiến lược Ngân hàng công nghệ số của OCB, về mặt kinh doanh API Banking đã giúp OCB OMNI cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chình hấp dẫn trên thị trường như đầu tư, bảo hiểmđáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu của khách hàng chỉ trong vài bước thao tác online. Công nghệ API đã và sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho OCB hợp tác với các hệ sinh thái lớn hay các công ty fintech startup triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.Hiện tại, OCB OMNI đang kêu gọi hợp tác với các đối tác Fintech để mở rộng API Banking, tạo nên nhiều sản phẩm dịch vụ đột phá nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người người. Ông Nguyễn Thiện Tâm cho hay: API là bước đi cần thiết để OCB OMNI hoàn thiện mô hình ngân hàng số. Hiện chúng tôi chú trọng và tạo điều kiện cho các đơn vị muốn hợp tác. Nếu có nhu cầu, các bên có thể liên hệ Phòng Quản lý dự án của chúng tôi qua số điện thoại 0901444757.Ngoài OCB, nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư công nghệ, tìm hiểu và xây dựng những viên gạch đầu tiên cho mô hình ngân hàng số. Và API Banking chính là cơ hội để bứt phá, làm thay đổi diện mạo hoàn toàn mới cho ngành ngân hàng. - 2

Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc khối Công nghệ của OCB.

Nhờ kết nối với đối tác thông qua API, khách hàng của OCB Omni có thể tiếp cận với các nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, tai nạn) hay đầu tư chứng chỉ quỹ Vinacapital hoàn toàn trực tuyến ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như UrBox mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà, trả thưởng, ưu đãi giảm giá.

Đại diện OCB cho biết theo tiêu chí lấy khách hàng là trọng tâm, các sản phẩm, giải pháp liên quan đến API luôn lấy trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng làm nền tảng để xây dựng. Hiện tại, ngân hàng đã triển khai hình thức xây dựng sản phẩm dịch vụ do bên thứ ba phân phối bán hàng hoặc trực tiếp bán sản phẩm của bên thứ ba trên ứng dụng ngân hàng số OCB Omni.

"Chúng tôi đã và đang nghiên cứu để sẵn sàng đóng vai trò là trung gian thị trường nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giữa khách hàng, nhà sản xuất và kênh phân phối", ông Dư Xuân Vũ nói.

Người dùng có thể đầu tư tài chính ngay trên ứng dụng OCB Omni.

Người dùng có thể đầu tư tài chính ngay trên ứng dụng OCB Omni.

Theo ông Nguyễn Thiện Tâm - Giám đốc chiến lược Ngân hàng công nghệ số của OCB, về mặt kinh doanh API Banking đã giúp ứng dụng cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chình hấp dẫn trên thị trường như đầu tư, bảo hiểm, đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu của khách hàng chỉ trong vài bước thao tác online. Công nghệ API sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho nhà băng hợp tác với các hệ sinh thái lớn hay các công ty fintech triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.

Hiện tại, OCB đang kêu gọi hợp tác với các đối tác Fintech để mở rộng API Banking, tạo nên nhiều sản phẩm dịch vụ đột phá nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Ông Nguyễn Thiện Tâm cho hay, API là bước đi cần thiết để OCB Omni hoàn thiện mô hình ngân hàng số. Hiện ngân hàng chú trọng và tạo điều kiện cho các đơn vị muốn hợp tác.

Ngoài OCB, nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư công nghệ, tìm hiểu và xây dựng những viên gạch đầu tiên cho mô hình ngân hàng số. 

Các chuyên gia nhận định, ngân hàng mở sẽ thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, tiếp thị, kiểm soát rủi ro và hoạt động của các ngân hàng thương mại, mở rộng ranh giới dịch vụ và tạo ra cơ hội bớt phá mới cho ngành ngân hàng.

Nam Anh

Nguồn: