Ông Trần Quốc Hà – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho biết, ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp trong phòng chống dịch COVID-19, như ban hành một loạt quy định giảm lãi suất, giãn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với khách hàng từ ngày 23/1 đến khi Thủ tướng công bố hết dịch.
hiên họp thường kỳ tháng 3 của UBND TP Cần Thơ.
PĐến nay có trên 1.000 tỷ đồng dư nợ được xem xét giảm lãi suất từ 0,5-1%, liên quan đến doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu, du lịch, khách sạn nhà hàng là nhiều. Trong thanh toán cũng đã chỉ đạo hạn chế sử dụng tiền mặt. Dư nợ toàn ngành hết tháng 3 tăng 0,63%, đạt gần 92.000 tỷ đồng; tín dụng chính sách tăng 2,94%...
Tuy nhiên, về đánh giá chung, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước tại Cần Thơ, với tình hình này, kế hoạch đặt ra về cơ cấu dư nợ khó hoàn thành. Tiếp nữa là nợ xấu phát sinh. “Điều đặc biệt, nếu chiều nay (26/3) Bộ Công Thương không giải quyết được việc xuất khẩu gạo bị ngưng lại thì 7.700 tỷ đồng cho vay xuất khẩu gạo của các ngân hàng trên địa bàn thành phố như ngàn cân treo sợi tóc, tức là nguy cơ nợ xấu sẽ phát sinh thêm nữa” – ông Hà nói.
Theo ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ, do ảnh hưởng dịch COVID-19, tình hình tiêu thụ hàng hóa và sản xuất gặp khó khăn, như buôn bán ở chợ truyền thống cũng giảm sút...
Riêng mặt hàng lúa gạo, ông Toại cho biết thành phố còn tồn kho hơn 67.000 tấn lúa, 187.000 tấn gạo. Hiện DN đang mua vào, nhưng hôm qua đến hôm nay tình hình giá lúa chững lại, DN cũng ngưng mua chờ động thái từ Chính phủ và Bộ Công Thương về xuất khẩu gạo, Cần Thơ có 4 DN xuất khẩu gạo báo cáo đang chuyển hàng đến kho ở TP.HCM.
oạt động mua bán gạo tại chợ lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
HTrong một diễn biến liên quan, sau nhiều ngày tăng, giá gạo đã quay đầu giảm trong sáng nay (26/3). Đại diện DNTN Yến Ngọc (TP.HCM, đơn vị chuyên cung ứng gạo) cho hay, thị trường gạo nội địa đã sụt giảm khoảng 200 đồng/kg.
Cụ thể, tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (được xem là chợ gạo lớn nhất miền Tây - PV), giá gạo thành phẩm của giống OM4900 giảm từ 12.000-12.500 đồng/kg xuống còn 11.800-12.300 đồng/kg (tùy chất lượng), gạo Đài Thơm 8 giảm từ 11.200-11.500 đồng/kg xuống còn 11.000-11.300 đồng/kg. Bên cạnh giá, sức mua cũng giảm và thưa dần, đa số DN đã ngừng mua vào.
Theo ông Phạm Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung Thạnh, giá gạo có giảm nhẹ (khoảng 100 đồng/kg) chứ chưa đáng kể. Thị trường gạo vẫn đang trong giai đoạn chờ diễn biến tình hình, DN có thể không giao dịch nhiều vào lúc này. Ông Quang cho rằng thị trường diễn biến như vậy xét ở khía cạnh quản lý đã phản ánh yếu tố tích cực trong chính sách của nhà nước trước bối cảnh giá tăng.
Tuy nhiên, với góc nhìn của DN, theo ông Quang, chính sách quản lý nên tạo cơ chế để cho DN ‘thở’. Vì tình hình hiện nay là tín hiệu tích cực đối với DN sau hai năm (2018 và 2019) rơi vào cảnh ‘bết bát’. Việc quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo không báo trước khiến DN không kịp trở tay, hàng hóa chở lên cảng bị tắc nghẽn. “Thông báo 0 giờ ngày 24/3 có hiệu lực, trong khi sáng ngày 24/3 DN mới nhận được công văn của hải quan” - ông Quang nói.
Nguồn: