Ngân hàng và chiến lược “săn tìm” thủ lĩnh cho những tầm nhìn mới

21/05/2024
Với vai trò huyết mạch tài chính, điểm sáng của nền kinh tế giữa bối cảnh dịch bệnh, việc hệ thống các ngân hàng liên tục thay “tướng” và có xu hướng trẻ hóa đang cho thấy sự chuyển mình với nhiều triển vọng đáng chú ý của ngành này, đặc biệt trong thời đại công nghệ số lên ngôi.

Khi thị trường xuất hiện làn sóng thay "tướng"

Thời gian gần đây, thị trường chứng kiến hàng loạt quyết định thay đổi nhân sự cấp cao diễn ra tại các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, SHB…. Bên cạnh đó, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như Standard Chartered, Deutsche Bank cũng vừa bổ nhiệm Tổng giám đốc mới...

Không chỉ xuất hiện xu hướng thay đổi nhân sự cấp cao, dường như các "tướng" cũng như các vị trí cấp cao mới được bổ nhiệm tại những ngân hàng này cũng có xu hướng "trẻ hóa" khi vừa qua, hàng loạt gương mặt 8X được bầu vào những chiếc ghế nóng ngân hàng như: bà Bùi Thị Thanh Hương (1980) - Chủ tịch HĐQT NCB, bà Trần Thị Thu Hằng (1985) – Chủ tịch HĐQT Kienlongbank, Ngành ngân hàng đang đứng trước sự vận động mạnh về chiến lược phát triển, cạnh tranh thị trường, chuyển đổi số và công nghệ… Có lẽ vì thế mà xu hướng "tướng trẻ" đang được các ngân hàng đặc biệt toan tính.

Nhà đầu tư lại chờ đợi vào những câu chuyện riêng

Quan sát trong làn sóng thay "tướng" gần đây của các ngân hàng, thị trường tiếp tục bất ngờ với SHB khi ông Nguyễn Văn Lê "rời ghế" khi đã gắn bó vị trí CEO của ngân hàng này trong suốt 21 năm. Trong quá trình phát triển kể từ khi thành lập, đặc biệt khi ngành ngân hàng bước vào giai đoạn tái cấu trúc, SHB được biết đến là một ngân hàng có đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và gắn bó, hầu như không có sự biến động trong khi hệ thống các ngân hàng liên tục thay đổi nhân sự cấp cao. Chiến lược nhân sự phù hợp đã đưa SHB có những bước phát triển an toàn, chắc chắn trong giai đoạn đó. Nhờ vậy mà ngân hàng này đã nhận sáp nhập thành công Habubank và trở thành thương vụ thành công điển hình trong đề án tái cấu trúc ngành ngân hàng.

Song khi chuyển đổi số, công nghệ, Fintech… hiện hữu ngày càng rõ nét như hiện nay, SHB được cho là đã chủ động thay đổi chiến lược, đổi mới từ nhân sự cấp cao. Không chỉ thay đổi ghế nóng CEO, bộ máy quản lý của ngân hàng cũng đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều thành viên HĐQT, Phó TGĐ, các GĐ/PGĐ Khối thế hệ 8X, là độ tuổi nhiệt huyết, năng động và đam mê cống hiến. Những lãnh đạo trẻ thế hệ 8x có khả năng thích ứng với công nghệ mới nhanh hơn, tư duy nhạy bén hơn, sẽ là yếu tố cần thiết, sẵn sàng cho một sự chuyển đổi thành công.. SHB gần đây cũng được biết đến là nơi hội tụ những nhân sự mạnh về công nghệ số, kinh nghiệm lâu năm tại các tổ chức tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Dường như nhà băng này đang rất rõ ràng cho chiến lược phát triển trở thành ngân hàng hàng đầu về công nghệ số và hiệu quả kinh doanh, tầm nhìn theo hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Điều này khiến thị trường một lần nữa phải nhìn nhận câu chuyện thay "tướng" của SHB ở những góc nhìn khác, không đơn thuần là việc hòa theo làn sóng xu hướng của ngành ngân hàng?

Và những triển vọng lớn…

Còn khá sớm để nhận định rằng làn sóng thay "tướng" và xu hướng trẻ hóa liệu có mang lại tác động tích cực cho ngành ngân hàng. Song rõ ràng những "thủ lĩnh" trẻ đang chiếm ưu thế lớn hơn và góp phần mở ra nhiều triển vọng hơn cho các ngân hàng cũng như nhà đầu tư trong bối cảnh thời đại công nghệ số lên ngôi và thị phần trong nước vốn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng. Nhiều nhà băng còn đặc biệt chiêu mộ những CEO ngoại nhằm tạo cho mình lợi thế về xu hướng tiếp cận, quản trị vận hành và kế thừa phương pháp chuyển đổi số từ những mô hình thành công trên thế giới.

Cũng bởi vậy, khi vị trí CEO của SHB đang tạm thời bỏ ngỏ, người ta không loại trừ khả năng ngân hàng này sẽ có một "thủ lĩnh" mới người nước ngoài? Tuy nhiên, với hàng loạt những kế hoạch được cho là bứt phá sắp tới, quyết định lựa chọn CEO của SHB chắc chắn đã nằm trong chiến lược dài hạn của ngân hàng này.

Ngân hàng và chiến lược “săn tìm” thủ lĩnh cho những tầm nhìn mới - Ảnh 1.

Bên cạnh kế hoạch tăng ít nhất 78% lợi nhuận trong năm nay, SHB đang hướng tới mục tiêu táo bạo là xử lý toàn bộ nợ Vinashin trong năm 2021. Đặc biệt, sau kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, SHB tiếp tục mở ra hàng loạt kế hoạch đáng chú ý cho nửa cuối năm: tăng vốn, khóa room ngoại để chào đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, thương vụ bán công ty tài chính tiêu dùng SHBFC, chuyển sàn niêm yết trên HOSE, triển khai mạnh mẽ lộ trình chuyển đổi số…

Nhìn vào tổng thế những chiến lược đó, thị trường nhận định SHB sẽ sớm "trình làng" gương mặt CEO mới để hiện thực hóa một năm 2021 bùng nổ, hướng tới giai đoạn bứt phá sắp tới. Thậm chí có thể kỳ vọng vào một bước "nhảy vọt" mà SHB đang rất kỳ công chuẩn bị, bao gồm chiến lược, nhân lực, vật lực…; đặc biệt là một vị tướng có tâm, có tầm, đồng thời cũng rất đáng chờ đợi nếu có thể là một "tướng" trẻ.

Nguồn: