Tại Hội thảo Ngân hàng thông minh với chủ đề: "Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng" diễn ra vừa qua Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết: Ngành ngân hàng đang đứng trước sự chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình kinh doanh truyền thống sang ngân hàng số. Thậm chí, mô hình kinh doanh mới này trở thành nhu cầu tất yếu giúp các nhà băng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của kinh tế số.
Theo đánh giá của Phó Thống đốc, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngân hàng số nhờ quy mô dân số lớn với 96 triệu dân, cơ cấu dân số vàng (56 triệu người tham gia thị trường lao động); tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao (72%); 62 triệu thuê bao 3G/4G kết nối Internet, giới trẻ ưa thích công nghệ.
Trước đó, bà Nguyễn Thuỳ Dương - Phó tổng giám đốc phụ trách bộ phận Dịch vụ tài chính - ngân hàng công ty Ernst & Young Việt Nam cũng nhấn mạnh: Xu thế số hóa mạnh mẽ buộc ngành tài chính ngân hàng phải chuyển mình đổi mới để theo kịp thời đại, nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau hoặc bị đào thải.
Cuộc đua tăng tốc số hóa của các nhà băng
Đại diện ngân hàng Vietcombank cho biết: Đầu tháng 8 vừa qua ngân hàng này đã thành lập ủy ban chuyển đổi số do Chủ tịch HĐQT trực tiếp đảm nhiệm chức Chủ tịch ủy ban, đồng thời thành lập trung tâm chuyển đổi số - bộ máy trực tiếp thực thi kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Tại BIDV, ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng chia sẻ, năm 2019 sẽ ưu tiên phát triển chiến lược ngân hàng số một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình, sản phẩm, kênh phân phối và yêu cầu quản trị hệ thống, phù hợp với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại Techcombank thì hành trình chuyển đổi chiến lược ngân hàng số được thực hiện khá sớm. Để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho mảng thanh toán nói riêng và ngân hàng số nói chung, Techcombank dự tính chi tới 300 triệu USD đầu tư vào công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020, trong đó riêng năm 2019, mức chi dự tính lên đến 90 triệu USD.
Với VPBank, từ năm 2016, ngân hàng này đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số Timo và đến năm 2018 đã chính thức ra mắt ngân hàng số YOLO.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, trong khi việc đầu tư phát triển công nghệ của rất nhiều các ngân hàng hiện nay chỉ dừng lại ở khâu triển khai dịch vụ số như: Internet Banking, Mobile Banking, liên kết hoặc đầu tư vào các ví điện tử, phát hành ứng dụng... thì một số ngân hàng đã có "cú bứt phá" ngoại mục. Điều đó, không chỉ làm thay đổi hình ảnh của ngân hàng đó mà còn tạo ra cục diện mới cho bức tranh số hóa cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là minh chứng tiêu biểu.
Là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện chiến lược chuyển đổi số, OCB đã triển khai thành công ngân hàng số OCB OMNI vào tháng 4/2019 dựa trên thế mạnh là ngân hàng hợp kênh mà đơn vị này đã đầu tư và triển khai từ năm 2017 đến nay. OCB OMNI khẳng định tính tiên phong với 3 tính năng nổi trội: Tốc độ - An toàn – Tiện nghi. Trong đó yếu tố bảo mật được đặt lên hàng đầu: bảo mật đa tầng với hình thức xác thực iOTP khi thực hiện giao dịch; bảo mật ứng dụng bằng nhận diện khuôn mặt, vân tay cũng giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, tăng đảm bảo an toàn cho tài khoản thanh toán, đặc biệt giao dịch online trên OCB OMNI hoàn toàn miễn phí.
OMNI trong giai đoạn sắp tới đang được định hướng phát triển là ứng dụng tài chính năng động, bằng việc ứng dụng nhiều công nghệ mới và hợp tác với các fintech hàng đầu trên thế giới nhằm đem lại những sản phẩm dịch vụ hiện đại, và trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng tại Việt Nam,
Phát triển số hóa giúp ngân hàng giảm phụ thuộc tăng trưởng vào tín dụng.
Ông Lê Anh Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đã từng chia sẻ: Chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Một nguyên nhân khác khiến ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ là nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Theo một số khảo sát gần đây, mở rộng thanh toán số là một trong những xu thế của ngân hàng bán lẻ toàn cầu. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy đột phá trong ngân hàng hiện nay.
Theo nhận định của Knight Frank, kênh phân phối bán hàng qua ngân hàng trên toàn cầu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ giao dịch tại quầy sang các kênh khác như online, điện thoại và đặc biệt là di động. Cụ thể, số liệu được công bố năm 2018, nếu năm 2015 giao dịch ngân hàng tại quầy còn chiếm 22% trên toàn cầu thì khả năng đến năm 2020 sẽ chỉ còn khoảng 8%.
Các chuyên gia đánh giá, việc triển khai ngân hàng số sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả ngân hàng lẫn khách hàng thông qua việc tiết giảm chi phí, gia tăng sự thuận tiện và mở rộng mạng lưới phục vụ. Cụ thể, việc vận hành một ngân hàng số sẽ ít tốn chi phí hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống. Chính vì vậy, tại OCB OMNI, các khách hàng được miễn phí toàn bộ dịch vụ.
Ông Nguyễn Thiện Tâm - Giám đốc Chiến lược công nghệ Ngân hàng số OCB lý giải thêm, ở góc độ kinh tế, những khoản phí chuyển tiền khách hàng phải trả trung bình hơn 1 triệu đồng một năm, vì vậy việc sử dụng OCB OMNI hoàn toàn miễn phí giao dịch, chuyển khoản là lợi ích rất lớn dành cho khách hàng.
Ngoài tính năng nổi trội hoàn toàn online, Ngân hàng số OCB OMNI còn giúp khách hàng thanh toán QR Pay trong hệ sinh thái OMNI PAY và đối tác liên kết, chuyển tiền 24/7 miễn phí và chỉ mất 8 giây để tiền về tài khoản người nhận. Việc sử dụng tính năng Giỏ giao dịch có thể giúp thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc (tối đa 10 giao dịch) chỉ với một lần xác thực OTP, giảm thao tác xử lý và tiết kiệm thời gian ; đặt lịch tự động thanh toán hoá đơn điện – nước – Internet…, thanh toán học phí nhanh chóng với một thông tin duy nhất, nạp tiền điện thoại kích hoạt ngay vẫn hưởng đầy đủ khuyến mãi từ nhà mạng…
Nguồn: