Theo VTV, thời gian vừa quan, đã có không ít các đối tượng lợi dụng lợi dụng lòng tốt của nhiều người để trục lợi từ thiện. Một người phụ nữ ở Hà Nội thường xuyên gửi tiền để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn như công nhân, sinh viên mắc kẹt tại Thủ đô do dịch bệnh.
Tuy nhiên, trong một trường hợp, chị đã chuyển khoản tiền hỗ trợ cho một hoàn cảnh khó khăn kêu gọi trên mạng xã hội. Sau đó, chị lại phát hiện người này dùng một tài khoản khác tiếp tục đăng tải câu chuyện bi thương để lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm nhằm mục đích trục lợi. Cho đến tận lần thứ 5, chị nhờ người xác minh thì mới biết cùng một người.
Nhiều đối tượng lập hàng chục tài khoản trên mạng xã hội để kêu gọi giúp đỡ (Ảnh: VTV)
Theo đó, các đối tượng này thường sử dụng mạng xã hội, lập hàng chục tài khoản và kể các câu chuyện lâm li bi đát như: bố qua đời cần tiền để về quê; em gái sắp mất cần tiền chữa bệnh; mẹ đơn thân nuôi con nhỏ đang bị bệnh;…Thậm chí, mượn hình ảnh và câu chuyện của người này biến thành câu chuyện của mình chia sẻ khắp các diễn đàn.
Những bài đăng có nội dung thương tâm nhằm lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm để trục lợi (Ảnh: VTV)
Cùng 1 hình ảnh nhóm công nhân ở Điện Biên mắc kẹt tại thành phố, một số đối tượng đăng ở khắp các diễn đàn, kèm theo đó là số tài khoản ngân hàng để mọi người chuyển tiền. Sau đó, người quản lý của nhóm công nhân phải lên tiếng đính chính mình không đứng ra kêu gọi giúp đỡ.
Một số đối tượng sử dụng hình ảnh nhóm công nhân ở Điện Biên mắc kẹt tại thành phố để kêu gọi trên nhiều diễn đàn (Ảnh: VTV)
Trên group trên Facebook có hơn 80.000 thành viên "Hà Nội giúp nhau mùa dịch", theo phản ánh của các nhà hảo tâm, đã có 1 danh sách những đối tượng có dấu hiệu lừa đảo và trục lợi. Có đối tượng sau một vài ngày nhận được vài trăm triệu đồng.
"Một số đối tượng có sự đầu tư về công nghệ, có kiến thức tạo rất nhiều tài khoản Facebook, đi rải thông tin trên mạng xã hội thu lợi bất chính từ lòng thương của cộng đồng.
Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Quản lý diễn đàn "Hà Nội giúp nhau mùa dịch" (Ảnh: VTV)
Chúng tôi đã lập danh sách những tài khoản có dấu hiện nghi ngờ, ví dụ như nhiều tải khoản khác nhau nhưng bài đăng tải giống nhau hoặc sao chép công bố trên nhiều diễn đàn. Hoàn cảnh khác nhau nhưng số tài khoản thì một để nhận tiền. Có người thì bài binh bố trận sau khi đăng bài. Nếu xem lướt qua mọi người sẽ không phát hiện ra được là lừa đảo nhưng bản chất khi đã có dấu hiệu lừa đảo thì sẽ có vết để lại trên Internet", ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Quản lý diễn đàn "Hà Nội giúp nhau mùa dịch" cho biết.
Theo Công an nhân dân, thời gian gần đây, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an liên tiếp phát hiện một số đối tượng có hành vi tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Số tiền các đối tượng đã chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng.
Lực lượng công an đang tăng cường rà soát,đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhất là các vụ lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo tiền từ thiện qua mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cơ quan Công an cũng đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo trên mạng xã hội. Cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin.
Nguồn: