NHNN vào ngày 15/11 đã chính thức đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đáng chú ý, bên cạnh việc đưa ra lộ trình kiểm soát thanh khoản thông qua giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định mức trần tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR).
Theo đó, từ ngày 1/1/2020 (ngày thông tư chính thức có hiệu lực), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa 85%.
Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hiện theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, LDR tối đa của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 90%; ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 80%.
Như vậy, so với quy định cũ, Ngân hàng Nhà nước đã siết tỷ lệ LDR đối với các ngân hàng thương mại nhà nước và nới cho các ngân hàng thương mại tư nhân. Từ năm 2020, các ngân hàng sẽ bình đẳng với nhau về quy định tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng số tiền gửi.
Theo nhận định của chuyên gia Vĩ mô của chứng khoán KBSV, trần LDR tăng lên giúp các ngân hàng tư nhân có thêm dư địa để giảm chi phí vốn thông qua việc giảm đà tăng tổng tiền gửi. Ngược lại, dư địa giảm chi phí vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Nguồn: SBV
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) đến cuối tháng 9/2019 của các nhóm NHTM Nhà nước là 91,47%. Trong khi đó, nhóm NHTM cổ phần thấp hơn khá nhiều, chỉ ở mức 84,61%, nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng chỉ ở mức 65,72%.
Như vậy, từ nay cho đến đầu năm 2020, khi quy định mới về tỷ lệ LDR tối đa có hiệu lực, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước sẽ phải tìm cách hạ tỷ lệ này xuống, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân chỉ cần duy trì được tỷ lệ hiện tại.
Nguồn: