Siết hoạt động cho vay tiêu dùng

29/11/2024
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 18 sửa đổi nhiều quy định về cho vay tiêu dùng, có hiệu lực từ đầu 2020.

Theo đó, công ty tài chính chỉ được giải ngân tiêu dùng cho khách hàng không có nợ xấu tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tại thời điểm gần nhất với lúc ký kết hợp đồng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước siết tỷ lệ dư nợ của một khách hàng so với tổng cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo lộ trình.

Từ đầu 2020, tỷ lệ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng không được chiếm quá 70% tổng dư nợ tiêu dùng của công ty. Từ đầu năm 2022 đến hết ngày năm 2022, tỷ lệ này giảm xuống 60%. Từ đầu năm 2023 đến hết năm 2023 là 50% và kể từ năm 2024 trở đi là 30%.

Ngoài ra, công ty tài chính cần niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử khung lãi suất, các loại phí, phương pháp tính lãi...

Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng tập trung trong tay các công ty như FE Credit chiếm tới hơn 47% thị phần, Home Credit (gần 17%), HD Saigon (10%), MCredit (5%), Toyota Finance (5%)...

Năm 2018, dư nợ tài chính tiêu dùng chiếm 19,7% tổng dư nợ tín dụng quốc gia, tăng 3 điểm % so với năm 2017. Tuy nhiên tăng trưởng dư nợ tín dụng tiêu dùng năm 2018 cũng đã dần hạ nhiệt khi chỉ đạt mức 30,4% so với bình quân 59% của 5 năm gần đây, báo cáo của FiinGroup cho biết. 

Bên cạnh quy định mới đối với công ty tài chính, Thông tư 22 vừa ban hành cũng quy định các nhà băng khi cho vay tiêu dùng với một khách hàng có tổng dư nợ từ 4 tỷ đồng sẽ bị áp hệ số rủi ro 120% từ đầu 2020 đến hết năm 2020 và nâng lên 150% kể từ đầu năm 2021.

Quỳnh Trang

Nguồn: