Đại dịch Covid-19 làm thay đổi thói quen thanh toán của người dân và doanh nghiệp
Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thanh Hằng (40 tuổi, quận Nam Từ Liêm) luôn dùng tiền mặt để thanh toán với suy nghĩ tiền mặt dùng được mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào máy móc công nghệ hay trình độ con người. Tuy nhiên cũng từ sau khoảng thời gian nghỉ việc ở nhà để phòng dịch Covid-19, thói quen này của chị đã thay đổi. Đến nay, chị Hằng cảm thấy việc đóng tiền học cho con bằng chuyển khoản vừa tiết kiệm thời gian chờ đợi, vừa lưu được lịch sử giao dịch thay cho việc phải lưu giữ biên lai nộp tiền. Mua vé máy bay qua thẻ thanh toán hay quét mã QR code khi đi shopping… đều dễ dàng, tiện lợi hơn, thậm chí còn được nhận thêm nhiều ưu đãi mà thanh toán tiền mặt không có.
Về khía cạnh doanh nghiệp, anh Thanh Hải – Kế toán của một công ty may mặc cho biết: "Trước đây, do thói quen vận hành cũ, bộ phận kế toán thường thực hiện từ trình ký ủy nhiệm chi, chờ duyệt tới việc đến ngân hàng và thực hiện giao dịch…Khi Covid-19 bùng phát mạnh, mọi người đều có ý thức hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm, lúc đó mới thấy giá trị của công nghệ và Internet Banking, khi mọi giao dịch chuyển lương hay chuyển khoản cho đối tác thực hiện được trong vòng vài phút mà không cần phải di chuyển".
Có thể nói, Covid-19 đã làm thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đối với việc giao dịch trên nền tảng số. Sự thay đổi này là phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới cũng như chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt do Chính phủ đề ra từ năm 2016 và được áp dụng triển khai đến nay.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, trong bốn tháng đầu năm 2020, thanh toán qua thẻ, internet và điện thoại di động đều tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể: Thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 198,8% về số lượng và 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Ngân hàng thương mại trong xu hướng "không tiền mặt"
Nắm bắt xu hướng trên, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại vào cuộc bằng hàng loạt ưu đãi cho "thanh toán số", áp dụng với cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Điển hình, với ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), mọi khách hàng cá nhân đều được miễn tới gần 50 loại phí khác nhau mà tiêu biểu là phí chuyển khoản nhanh liên ngân hàng 24/7, phí dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.... Ngoài ra, với riêng gói Tài khoản M-Pro của nhà băng này, khách hàng sẽ nhận hoàn tiền đến 3,6 triệu/năm (hoàn 1%, tới 200.000 đồng/tháng cho các chi tiêu qua thẻ thanh toán MSB Visa tại các nhà hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trạm xăng dầu..., và hoàn 5%, tới 100.000 đồng/tháng khi thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại tự động trên hệ thống Ngân hàng điện tử). Đây là một trong những chương trình nổi bật với tài khoản thanh toán mà số ít nhà băng triển khai.
Ngoài ra, nếu sở hữu thẻ tín dụng quốc tế MSB bất kỳ, khách hàng sẽ nhận được chuỗi ưu đãi hấp dẫn cả 7 ngày trong tuần mang tên "Hôm nay thứ mấy, hoàn tiền từng ấy" khi mua sắm, chi tiêu tại Shoppee, BigC và chuỗi nhà hàng cao cấp…
Đối với khách hàng doanh nghiệp, MSB đang triển khai chương trình ưu đãi siêu tài khoản Zero+. Theo đó, khi đăng ký gói tài khoản này và kích hoạt Internet Banking, doanh nghiệp được hưởng chuỗi lợi ích "4 không" hấp dẫn, bao gồm: 0 đồng phí (Miễn phí chuyển tiền trực tuyến và phí thường niên dịch vụ Ngân hàng trực tuyến năm đầu tiên); 0 giới hạn ưu đãi (Miễn phí dịch vụ, phí thanh toán lương trực tuyến, phí thanh toán theo lô trực tuyến, phí giao dịch nộp thuế điện tử và hải quan…); 0 khoảng cách (Chuyển tiền miễn phí tới tất cả các ngân hàng); 0 chờ đợi (Không cần đến quầy, không tốn thời gian, chuyển tiền nhanh 24/7 bất cứ khi nào kể cả thứ 7 và Chủ nhật).
Theo một chuyên gia ngân hàng, thanh toán nói chung và thanh toán số nói riêng là cánh cửa để khách hàng tiếp cận các dịch vụ khác của ngân hàng như cho vay/thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, ngoại hối... Chính vì vậy, các nhà băng hiện nay đang tích cực gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, hướng dẫn người dùng để thay đổi thói quen, cũng như có góc nhìn cởi mở hơn với các dịch vụ thanh toán số cũng như an tâm về tính bảo mật khi giao dịch.
Nếu bạn chưa phải là khách hàng của MSB hoặc chưa kích hoạt dịch vụ mobile banking, internet banking, vui lòng truy cập tại đây
Nguồn: