Lĩnh vực thanh toán tại các ngân hàng đang thay đổi cả về chất và lượng trong phương thức thanh toán, từ chiếc thẻ vật lý, thẻ từ, thẻ chip, tới các công nghệ dần thay thế thẻ như Tokenisation và sắp tới là công nghệ Biometrics, Big Data, Internet of Things và Cloud. Lộ trình này đòi hỏi các ngân hàng có giải pháp gia tăng liên kết trong hệ sinh thái số.
Trong hội thảo Thanh toán 2019 vừa qua với chủ đề "Xây dựng hệ sinh thái kỹ thuật số - Hệ sinh thái số sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt", ông Dimitris Litsikakis, Giám đốc toàn cầu Fintech của công ty deVere Group cho rằng, các dịch vụ ngân hàng qua Internet, mobile, mạng xã hội, phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ là xu thế lớn hiện nay.
Ông Dimitris chỉ ra, 46% người tiêu dùng dịch vụ ngân hàng chỉ sử dụng các kênh kỹ thuật số, so với 27% của bốn năm trước, trong khi 82% thế hệ trẻ Z hiện nay hoàn toàn sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Trung bình một người đến các chi nhánh ngân hàng khoảng 10 lần một năm, nhưng họ truy cập ứng dụng trên mobile đến 300 lần mỗi năm.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước. |
Nhận định về tiềm năng thị trường Việt Nam, ông Rudy Gunawa, Giám đốc OpenWay cho biết, hiện nay có khoảng 35 ngân hàng và hơn 50 tổ chức tài chính tín dụng đã đăng ký thanh toán qua di động.
"Việt Nam là thị trường tiềm năng về thanh toán số, nhưng khó khăn lớn nhất là thay đổi thói quen của người tiêu dùng, vốn đã quá quen với việc dùng tiền mặt, đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra, cũng cần tập trung nguồn lực phát triển nền tảng hạ tầng cho thanh toán số", ông Rudy nói.
Để tận dụng các xu hướng này, các ngân hàng cần có sự chuẩn bị và kết nối chặt chẽ với nhau.
Theo bà Maria Vinogradova, Giám đốc chiến lược và thị trường OpenWay Group, trong khi các ngân hàng ở nước khác sử dụng chung một nền tảng ví điện tử, thì Việt Nam đang có quá nhiều dự án ví, gây khó khăn cho người dùng và thiếu liên kết giữa các ngân hàng, khiến hiệu quả của thanh toán số còn hạn chế.
Các khách mời cho rằng cần có giải pháp thanh toán số kết nối các ngân hàng thương mại. |
Một trong những phần mềm tại Việt Nam đang kết nối các ngân hàng với nhau và với người dùng là WAY4, nền tảng cho thanh toán thẻ và các hình thức thanh toán điện tử được sử dụng bởi 135 ngân hàng, tổ chức tài chính, trung gian thanh toán, công ty chuyển mạch quốc gia, các công ty viễn thông và dầu khí tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng Trung Đông.
Đây là sản phẩm của OpenWay, đơn vị được Gartner đánh giá là công ty cung cấp giải pháp thanh toán kỹ thuật số tốt nhất, và là công ty hàng đầu về giải pháp ví kỹ thuật số được công nhận bởi Ovum.
Các giải pháp WAY4 đạt tiêu chuẩn PA DSS, tuân thủ SEPA, được chứng nhận bởi MasterCard, Visa, AMEX, JCB, CUP, và PCI SSC, đang được nhiều ngân hàng ở Việt Nam liên kết như ACB, MB, VP Bank, MSB, Seabank, Bảo Việt, PG Bank, Nam Á, OCB, HD Bank, Việt Á, và các tổ chức tài chính SmartPay (FE Credit), Lotte Finance Vietnam, ACS Việt Nam (A-EON).
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc OpenWay Việt Nam. |
Theo vị đại diện ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), đơn vị này đã sử dụng hệ thống và giải pháp của OpenWay hơn 10 năm. Sự tiện lợi, linh hoạt và tùy biến của WAY4 giúp quá trình chuyển đổi số của MSB vượt trội hơn.
"Sự đồng bộ của hệ sinh thái số giúp người dùng thanh toán chỉ trong vài chục giây, tính tiện lợi và an toàn cao hơn hẳn tiền mặt. Điều quan trọng là cách các ngân hàng và hệ sinh thái số tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng, làm sao để họ cảm thấy thích thú và chủ động thay đổi thói quen không dùng tiền mặt", Ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc OpenWay Việt Nam nói.
Ông Hà cũng cho biết, OpenWay dự định trong năm 2020 sẽ đồng hành sâu rộng hơn với các ngân hàng nhằm cung cấp giải pháp thanh toán nhanh hơn, an toàn hơn cho người tiêu dùng.
Minh Chi