Trong khoảng 4 năm gần đây, các nhà phân tích/chuyên gia tiền tệ luôn nói rằng đồng USD bị định giá quá cao và sẽ được điều chỉnh. Tương tự, đồng đô la Hongkong cũng được cho rằng ở mức giá quá cao do Cơ quan Tiền tệ Hongkong ấn định. Thực tế đúng như vậy, nếu so sánh với bảng Anh hoặc euro thì đồng USD đã trở nên rất mạnh.
Vậy điều gì sẽ xảy ra? Đồng bảng Anh sẽ tăng giá? Các chuyên gia tiền tệ nhận định là điều này rất khó xảy ra với thực trạng của nền kinh tế Anh hiện tại. Đồng EUR cũng có lý do tương tự. Đồng JPY thì cũng khó tăng giá so với USD vì có vẻ như đồng tiền này sẽ tiếp tục duy trì trong khoảng giá an toàn 105 – 110 JPY/1 USD; và kể cả trong trường hợp JPY tăng giá thì có lẽ cũng không ai quan tâm đến điều đó, ngoại trừ người Mỹ.
Như vậy, trường hợp có khả năng nhất là đồng USD tự giảm giá so với tất cả các loại tiền tệ chủ chốt, dĩ nhiên so với cả HKD, và USD đã giảm giá so với … vàng.
Đôi khi mọi người quên rằng vàng không chỉ là đồ trang sức xa xỉ và những đồng xu sang trọng, mà vàng còn được giao dịch như một loại tiền tệ. Và giống như một loại tiền tệ, vàng có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tiền tệ chính khác, có nghĩa là đồng USD có thể giảm giá trị so với vàng cũng như so với bất kỳ loại tiền tệ nào khác. Hiện tại, 1 ounce vàng đã chính thức đánh dấu mức cao kỷ lục mới, trên 2.000 USD.
Vàng thực và vàng ảo
Vàng khác biệt so với những vật chất có giá trị khác - chẳng hạn như kim cương chỉ để trong két sắt của bạn, hoặc đồng hồ Rolex đeo trên tay bạn - ở chỗ vàng có khả năng gây bất ngờ cho tất cả những người tham gia thị trường. Giá kim cương về cơ bản do De Beers ấn định, còn đồng hồ Rolex do nhà sản xuất loại này quyết định, và giá những vật chất này có thể tăng đều hàng năm.
Trong khi đó, bạn có thể mua vàng (và bạc) ảo thông qua các hợp đồng kỳ hạn tương lai, các quỹ ETF (quỹ hoán đổi) hoặc các quỹ phái sinh, nhưng điều này có thể gây rủi ro vì đó là bạn mua vàng ảo, và điều đó phụ thuộc lớn vào các quỹ.
Theo Hội đồng vàng thế giới, Covid-19 đã "đánh" vào nhu cầu vàng vật chất, theo đó nhu cầu vàng thỏi và đồng xu vàng giảm 17% trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi nhu cầu vàng trang sức giảm mạnh 46%.
Nhưng bù lại, dòng vốn lại chảy mạnh vào các quỹ ETF vàng, đạt mức cao kỷ lục, khiến cho giá vàng tăng 17% tính theo USD trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm 2020. Những nhà đầu tư có kinh nghiệm lo ngại rủi ro trên toàn cầu gia tăng khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc và một số ngân hàng lớn của nước này, bao gồm cả Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) ngày 14/8 đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và chống lại cơn sốt giá vàng và hạn chế buôn bán vàng cũng như các kim loại quý khác tại thị trường nội địa.
Những điểm nên đầu tư mỗi khi khủng hoảng
Giữa bối cảnh căng thẳng về kinh tế xã hội hoặc chính trị (ví dụ cuộc bầu cử ở Mỹ hồi ông Donald Trump đắc cử, cuộc bỏ phiếu Brexit, và bây giờ là cuộc khủng hoảng Covid-19..), dòng tiền tìm đến với vàng, cũng như chảy vào các đồng tiền yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ (CHF) - những nơi mà nhà đầu tư cảm thấy an toàn cho khoản tiền mà họ đã vất vả kiếm được.
JPY và CHF được coi là những loại tiền tệ "trú ẩn an toàn", dễ lưu thông qua các tài khoản ngân hàng đa tiền tệ trực tuyến và an toàn hơn nhiều so với các tài sản khác. Việc mua và bán vàng đôi khi còn phức tạp hơn so với giao dịch JPY và CHF, vì phương pháp giữ vàng thông dụng nhất là mua tiền xu và cất vào két, nhưng nhiều người lo mất an toàn, và nếu muốn lấy ra để tiêu thì hơi bất tiện.
Việc mua và bán vàng phức tạp hơn một chút - phương pháp được ưa chuộng là mua tiền xu và bỏ chúng vào két an toàn, nhưng tất nhiên điều đó có thể hơi bất tiện, đặc biệt là khi bạn muốn tiêu chúng.
Vàng không chỉ là hàng hoá sang trọng
Khi nghĩ đến vàng, chúng ta thường liên tưởng đến những món đồ xa xỉ. Giờ đây, Covid-19 đã đánh mạnh vào thị trường hàng xa xỉ. Do đó, không thể hy vọng nhu cầu đồ trang sức sẽ mạnh để trở thành động lực thúc đẩy giá vàng (mặc dù khi dịch bệnh qua đi, người tiêu dùng sẽ mua sắm trở lại và vai trò của vàng trang sức đối với giá vàng sẽ thay đổi nhanh chóng). Tuy nhiên, nhu cầu đối với kim loại quý này có thể sẽ vẫn mạnh bởi những quan niệm về vàng đã có nhiều thay đổi.
Đối với các nhà kinh tế học, họ đơn giản cho rằng việc các chính phủ bơm những khoản tiền lớn để cứu vãn nền kinh tế thế giới thì lượng tiền lưu thông trên thị trường sẽ nhiều lên và người dân sẽ có nhiều tiền hơn.
Việc in tiền rất dễ dàng, đặc biệt khi bạn không cần máy in hay máy đúc nào, mà Chính phủ sẽ làm điều đó. Do vậy, đến hậu Covid-19, sức mua các loại tiền tệ có thể sẽ giảm xuống, lạm phát sẽ tăng lên – điều mà chúng ta đã và đang thấy ở nhiều nơi, chẳng hạn như trong các siêu thị ở Hongkong.
Nếu theo dõi xu hướng giá cả hàng hoá ở Hongkong trong 3 tháng qua sẽ thấy rất nhiều mặt hàng tăng giá mạnh. Chính quyền Hongkong đã bơm lượng tiền tương đương gần 5% GDP hàng năm của đặc khu này vào nền kinh tế, rót khoảng 10.000 USD vào túi của mỗi người dân.
Vàng đã đi vào hệ thống thanh toán điện tử
Nếu vàng là một dạng tiền tệ, thì tại sao lại không tồn tại thứ gì đó giống như hệ thống thanh toán điện tử mà bạn có thể sử dụng vàng một cách dễ dàng để thanh toán tiền chi tiêu hàng ngày, mà thứ để bạn thanh toán là vàng? Hóa ra đã có một thứ như vậy.
Từ vài năm trước, công ty công nghệ tài chính Glint - trụ sở tại Anh – đã cho phép mua vàng vật chất thông qua một ứng dụng và sau đó chi tiêu bằng thẻ Mastercard một cách dễ dàng. Điều đó cho thấy công nghệ tài chính có thể tạo ra các tuỳ chọn không chỉ cho nhà đầu tư mà cả người tiêu dùng.
Do đó, nếu bạn định mua vàng thì hãy kiên nhẫn và nhanh nhẹn, theo dõi diễn biến giá và mua ngay khi giá xuống.
Tham khảo: Scmp
Nguồn: