Nhóm 7 ngân hàng thương mại Nhà nước (gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank) có tổng tài sản đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,12% so với đầu năm và giữ tỷ trọng lớn nhất với 43,4%.
Trong khi đó, tổng tài sản nhóm ngân hàng thương mại tư nhân đạt trên 4,96 triệu tỷ đồng, tăng 9,06% và chiếm 41,4% tổng tài sản toàn hệ thống.
Nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài ghi nhận tổng tài sản 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 11,36%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính ghi nhận 190.797 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 13,69%,...
Vốn tự có của toàn hệ thống (đã loại bỏ tổ chức tín dụng có vốn tự có âm) cuối tháng 9 đạt 882.493 tỷ đồng, tăng 9,47%. Trong đó, vốn tự có của các ngân hàng quốc doanh đạt 293.736 tỷ đồng, ngân hàng thương mại tư nhân là 365.42 tỷ đồng, tăng lần lượt 9,36% và 8,06%. Trong khi đó, vốn tự có của các ngân hàng liên doanh, nước ngoài tăng mạnh hơn với 12,82% đạt 183.751 tỷ đồng.
Việc tốc độ tăng trưởng vốn tự có cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (9,36% so với 7,12%) giúp tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của nhóm NHTM Nhà nước tăng trong 9 tháng năm nay, từ mức 9,52% hồi đầu năm lên 9,78% tính đến cuối tháng 9/2019.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) cả hệ thống cuối tháng 9 là 12,02%. Trong đó, CAR của nhóm ngân hàng quốc doanh là 9,78%, của ngân hàng tư nhân là 10,81%. Đáng chú ý, CAR của các ngân hàng liên doanh, nước ngoài lên tới 24,84%, của các công ty tài chính, cho thuê đạt 17,93% và ngân hàng hợp tác xã cũng đạt mức rất cao là 18,67%.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước là 29,96%, của các ngân hàng tư nhân là 30,89%. Có thể thấy, tỷ lệ này nhìn chung không quá cách biệt so với yêu cầu đưa tỷ lệ này xuống dưới 30% từ năm 2022 theo Thông tư 22 vừa được NHNN ban hành.
Nguồn: