Top 10 nhà băng lớn nhất thay đổi thế nào trong 5 năm qua?

22/11/2024
Năm năm qua, giá trị tài sản và thứ hạng của các ngân hàng đã biến chuyển khá nhiều...

Năm 2013 là thời điểm gần nhất ngành ngân hàng còn thấy Eximbank nằm trong top 10 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất. Tới năm 2014, Eximbank rơi khỏi top và nhường chỗ cho VPBank, từ đó đến nay, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất vẫn không thay đổi, tuy nhiên giá trị tài sản và thứ hạng của các ngân hàng đã biến chuyển khá nhiều.

Tổng tài sản của các nhà băng biến chuyển mạnh mẽ trong giai đoạn 2014 - 2017 do quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

Mạnh mẽ nhất có thể kể đến năm 2015, thương vụ sáp nhập Southernbank vào Sacombank đã khiến tổng tài sản của ngân hàng này tăng tới 54%, nhanh chóng đẩy MBB xuống và thế chỗ vào vị trí trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất lúc đó.

Đây cũng là năm mà BIDV nhận sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), nhờ đó vượt mặt Vietinbank về tổng tài sản, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có tài sản lớn nhất. Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, tổng tài sản của BIDV đạt 1.400.186 tỷ đồng.

Top 5 được định hình từ năm 2015 theo thứ tự gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, SCB và Sacombank. Từ đó đến nay, top 5 này không hề thay đổi về thành viên lẫn thứ hạng tài sản. Cùng với đó, MBB cũng giữ vững vị trí thứ 6 từ năm 2015 đến nay.

Ở nhóm sau trong top 10 là sự cạnh tranh liên tục giữa ACB, Techcombank, SHB và VPBank, thứ hạng của 4 ngân hàng này luôn có sự xê dịch hàng năm. Như chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Techcombank đã nhanh chóng leo từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 6, đẩy nhóm còn lại lùi xuống 1 bậc. Tuy vậy, các ngân hàng này vẫn luôn nằm trong top 10 ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất trong 5 năm qua.

Trong nhóm này, hiện duy chỉ có SCB chưa lên sàn. Các ngân hàng còn lại đều đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy tài sản thuộc nhóm cao nhất ngành, thế nhưng đánh giá của các nhà đầu tư trên thị trường đối với các ngân hàng này có nhiều khác biệt, thể hiện qua vốn hóa thị trường của từng nhà băng.

Dù tổng tài sản xếp thứ 3 nhưng Vietcombank đang là ngân hàng có vốn hóa thị trường lớn nhất ngành và cao thứ 2 toàn thị trường hiện tại. Tính đến cuối phiên giao dịch 23/8/2019, vốn hóa cả VCB ở ngưỡng 293.743 tỷ đồng, cao hơn 2 lần ngân hàng xếp thứ 2 là BIDV.

Trong khi đó, trái ngược lại là SHB khi dù có tổng tài sản lớn, cổ phiếu của ngân hàng này không được đánh giá cao. Hiện SHB đang nằm trong nhóm 5 ngân hàng trên sàn có vốn hóa thấp nhất.

HDBank và Eximbank hiện đang thay thế SCB và SHB để nằm trong top 10 ngân hàng có vốn hóa thị trường cao nhất hiện tại.

Top 10 nhà băng lớn nhất thay đổi thế nào trong 5 năm qua? - Ảnh 1.

Nguồn: