World Bank: Dự trữ ngoại hối tăng thêm 12 tỷ chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam

13/01/2025
Vào cuối tháng 8, dự trữ ngoại hối của NHNN là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12. Mặc dù mức tăng này không cao như mức tăng cùng kỳ năm 2019, nhưng nó chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Trong báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 9 vừa được phát hành, World Bank nhận định dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục được tích luỹ, trong khi tỷ giá hối đoái vẫn ổn định. 

Báo cáo của World Bank cho biết, vào cuối tháng 8, dự trữ ngoại hối của NHNN là 92 tỷ USD, tăng so với mức 80 tỷ USD vào cuối tháng 12. 

"Mặc dù mức tăng này không cao như mức tăng cùng kỳ năm 2019, nhưng nó chứng tỏ khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam", World Bank cho biết. 

Việt Nam đã đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa cao kỷ lục và thu hút được dòng vốn FDI lớn cho dù có đại dịch. Hoạt động này đã giúp giảm thiểu tác động của việc giảm lượng kiều hối và thu nhập bằng ngoại tệ từ du khách nước ngoài.

Cán cân thanh toán của Việt Nam cũng đã thể hiện tính chống chịu cao khi tỷ giá VND/USD được duy trì ở mức ổn định. 

Cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư trong 8 tháng đầu năm 2020. Trong tháng 8, xuất khẩu của Việt Nam ổn định, tăng trưởng 1,42% (mỗi tháng (SA), nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm đáng kể, chỉ đạt khoảng 720 triệu USD trong tháng 8 so với 3,1 tỷ USD vào tháng 7 năm 2020. Việt Nam đã nhận được 19,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm 2020, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019.

Về tín dụng, World Bank cho rằng, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế tiếp tục ở mức vừa phải. Tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 tiếp tục giảm ở mức 9,4% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự suy giảm trong hoạt động kinh tế mặc dù NHNN có chính sách giảm lãi suất và khuyến khích tín dụng thương mại.

Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tiếp tục xu hướng đi xuống, và xu hướng này được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 2, giảm xuống 9,7% (so với cùng kỳ) vào tháng 6 và 9,4% (so với cùng kỳ) trong tháng 7. Mặc dù ở mức thấp so với trước đây, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều lần tốc độ tăng GDP, phản ánh việc NHNN nới lỏng điều kiện tiền tệ và tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.

Nguồn: