Khi Sơn Tùng M-TP bước ra sân khấu ngập tràn công nghệ trong Đại nhạc hội "Beyond The Future" do TPBank, một ngân hàng của kỷ nguyên số, tổ chức tối 7/11 vừa qua, 20 ngàn khán giả có mặt trên SVĐ Hoa Lư (TP HCM) không thể ngừng lắc lư.
Ở ngôi sao hàng đầu V-Biz này toả ra một thứ năng lượng tích cực thu hút mạnh mẽ giới trẻ. Có lẽ đó cũng là một trong những lí do khiến TPBank chọn Sơn Tùng M-TP là đại sứ thương hiệu.
"Dám" tư duy khác biệt để tạo ra những giá trị đặc biệt
Bắt đầu từ bản hit triệu lượt view "Cơn mưa ngang qua", Sơn Tùng M-TP liên tục lập những kỉ lục mới làm rung chuyển cả thị trường âm nhạc. "Khủng" nhất phải nhắc đến "Chạy ngay đi" với 22 triệu lượt xem trong 24 giờ - kỉ lục chưa từng có trong lịch sử nhạc Việt.
Chàng ca sĩ 9X đa tài đã chinh phục tất cả bằng những sản phẩm âm nhạc cực chất được đầu tư lớn và tính toán đến từng chi tiết. "Chúng ta không thể gọi Sơn Tùng M-TP là hiện tượng được. Cậu ấy không hề gặp may, đó là một trong những nghệ sĩ giỏi và thông minh nhất tôi biết", một producer thường xuyên làm việc với Tùng nhận xét.
Quả thực, nghệ sỹ Sơn Tùng M-TP đã cho thấy sự khác biệt của một nghệ sĩ có thực lực; sự thông minh và nền tảng cực tốt đã giúp anh giữ vững đỉnh cao nhiều năm nay, trong một thị trường âm nhạc liên tục đổi mới. "Sứ mệnh của nghệ sĩ là cống hiến, mang những điều tích cực tới khán giả. Và sau đó khán giả sẽ là người nói với bạn rằng, bạn xứng đáng hay chưa", chàng trai trẻ nói.
Triết lí này lí giải vì sao chủ tịch trẻ tuổi của công ty giải trí M-TP Entertainment phải bỏ tâm sức cho từng tác phẩm của mình, từ việc nhỏ nhất như hiệu chỉnh ánh sáng hắt lên sân khấu thời điểm nào tạo hiệu ứng tốt nhất tới những beat nhạc làm đi làm lại.
Từ cách chàng ca sĩ "Chạy ngay đi" xô đổ mọi kỉ lục, tạo ra những điều chưa từng có, đặt trong cái bắt tay làm đại sứ thương hiệu với TPBank khiến mọi thứ trở nên trùng khớp. Và cũng như cách Sơn Tùng M-TP tạo ra lối đi riêng trên thị trường âm nhạc, TPBank nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng với cá tính và giá trị khác biệt.
Hai mảnh ghép ấy ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng có một điểm chung là sự tiên phong, bản lĩnh, tìm ra hướng đi, có niềm tin và không ngừng tìm tòi, lao động. Đó chính bóng dáng TPBank và Sơn Tùng M-TP của cả quá khứ và hiện tại.
Chân dung người tiên phong "ngân hàng của kỷ nguyên số" TPBank
Trên sân khấu đậm chất số của "Beyond The Future" đêm 7/11, Sơn Tùng M-TP cùng Karik, Chipu, Isaac, Erik... đã làm nổ tung không gian với hơn hai vạn khán giả cuồng nhiệt.
Không những thế, trên các kênh online khác, có tới hơn 19 triệu lượt tiếp cận tới người xem chỉ trong 2 tiếng livestream.
Đêm nhạc hoành tráng khiến khán giả nhiều lần phải "Wow" bởi những màn trình diễn công nghệ cực khủng. Đặc biệt, công nghệ thực tế ảo tăng cường(AR) lần đầu tiên ứng dụng trên sân khấu trình diễn trực tiếp tại Việt Nam đã trở thành điểm nhấn siêu ấn tượng trong bữa tiệc âm nhạc - công nghệ đỉnh cao này.
Nhưng với những ai biết về nhà tổ chức "Beyond The Future" - ngân hàng của kỉ nguyên số TPBank, việc đưa ra những thứ "đầu tiên" và "duy nhất" về công nghệ là điều không bất ngờ. Được coi là đơn vị tiên phong trong ngân hàng số, TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam đủ năng lực công nghệ để ứng dụng mô hình tích hợp - triển khai (CI/CD) trước đó chỉ thấy ở những đại gia công nghệ trên thế giới như Google, Microsoft, giúp người dùng hiếm khi gặp phiền toái với ứng dụng ngân hàng ngay cả khi hệ thống đang kiểm tra, cập nhật.
Hay, hệ thống LiveBank đầu tiên ở Việt Nam cho phép khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch, thậm chí tự thao tác để phát hành thẻ ATM lấy ngay chỉ sau vài phút - tất cả hoàn toàn tự động, không cần tới bất kì nhân viên ngân hàng nào, ...
Luôn đi đầu về công nghệ nhờ tổ chức hoạt động như một doanh nghiệp số thực thụ, nhưng mục tiêu của TPBank không phải là "chạy đua" để chiếm vị trí quán quân. Điều này được chính Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng khẳng định: "Chúng tôi bỏ tiền ra đầu tư công nghệ, nguồn lực, chất xám rất nhiều không phải chỉ để lấy danh hiệu dẫn đầu".
Cái đích lớn hơn cả là tìm ra giải pháp hiệu quả để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Chính vì thế, cách "bỏ tiền" của ngân hàng này vào công nghệ là đầu tư để làm chủ được công nghệ lõi, tự mình phát triển được sản phẩm thay vì "bỏ tiền tấn" mua phần mềm có sẵn. Sự công nhận của người dùng là thước đo, là sự thôi thúc cho những thay đổi không ngừng ở TPBank. Nói như Sơn Tùng M-TP, "khán giả là người nói với bạn rằng bạn xứng đáng hay chưa".
Nếu như hành trình chinh phục thành công của Sơn Tùng M-TP in đậm dấu ấn vượt qua giới hạn, thì TPBank khẳng định vị trí của mình bằng cách làm khác biệt, ít ai nghĩ tới: xây dựng một ngân hàng công nghệ đúng nghĩa. Đó là lí do ở "ngân hàng màu tím", có một "đại công trường" với đội ngũ hàng trăm kĩ sư IT - điều hoàn toàn không giống với cách hoạt động của một ngân hàng.
Cũng nhờ chủ động được công nghệ, các kĩ sư IT của TPBank còn giúp ngân hàng này làm được cuộc cách mạng về quản trị. Điển hình như tạo ra hàng trăm robot có thể tự động thực thi mô phỏng hành vi của con người, cần mẫn thực hiện các công việc phức tạp, số lượng lớn mà trước đây tốn rất nhiều nguồn lực, nhân sự.
Cùng với gương mặt đại diện là Sơn Tùng M-TP, có thể thấy TPBank đang muốn truyền đi thông điệp về sức sáng tạo, sự trẻ trung, niềm đam mê và dám thay đổi - những đặc tính chỉ người trẻ, đặc biệt là thế hệ Y (sinh sau năm 2000) mới có.
Đó cũng là điểm thuận lợi của Ngân hàng Tiên phong và Sơn Tùng M-TP khi đồng hành trên hành trình chinh phục những khán giả - khách hàng thế hệ tương lai này.
Nguồn: