Bitcoin giảm sâu, vàng quanh mức 2.000 USD, các loại tiền tệ biến động mạnh

15/12/2024
Đồng euro quay đầu giảm trở lại sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) thông báo sẽ loại bỏ dần các biện pháp kích thích trong quý thứ ba, trong khi đô la Mỹ tăng trở lại dữ liệu lạm phát của Mỹ ở mức rất cao.

ECB đã kết thúc kỳ họp chính sách vào ngày thứ Năm (10/3) mà không có ý định tăng lãi suất trong khoảng một thời gian, cho đến khi kết thúc việc mua trái phiếu vào cuối quý ba.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau phiên họp, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết: "Bất kỳ sự điều chỉnh nào đối với lãi suất tham chiếu của ECB sẽ diễn ra một thời gian sau khi kết thúc hoạt động giao dịch mua ròng trái phiếu của chúng tôi (Chương trình Mua tài sản) và sẽ diễn ra dần dần". "Lộ trình cho các mức lãi suất chính của ECB tiếp tục được xác định bởi hướng dẫn trước của Hội đồng thống đốc và cam kết chiến lược để ổn định lạm phát ở mức 2% trong trung hạn", bà Lagarde nói.

Tuyên bố từ ECB, để ngỏ khả năng tăng lãi suất trước khi kết thúc năm 2022, ban đầu khiến đồng euro tăng cao hơn, nhưng xu hướng phục hồi đã mất dần sau đó.

"Từ ECB, chúng tôi đã nhận được những gì chúng tôi mong đợi, thừa nhận rằng tình hình Nga-Ukraine đang tạo ra một mức độ bất ổn đáng kể, nhưng trường hợp cơ bản vẫn là loại bỏ phần dư thừa đã được xây dựng trong nhiều năm qua (ý nói đến chương trình mua trái phiếu)", Bipan Rai, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ khu vực Bắc Mỹ tại CIBC Capital Markets cho biết.

"Về mặt ngoại hối, có vẻ các thị trường đã xác định kết quả này trước khi kỳ họp diễn ra", ông Rai nói.

Đồng euro kết thúc ngày 10/3 theo giờ Việt Nam giảm 0,57% xuống 1,1013 EUR, sau khi tăng 1,6% trong phiên trước đó – ngày tăng mạnh nhất trong vòng gần 6 năm.

Đầu tuần này, euro đã chạm mức thấp nhất trong vòng 22 tháng, là 1,0804 USD, do dự báo cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng của châu Âu. Đồng tiền chung được nhiều người coi là "thước đo" mức độ cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất châu Âu kể từ năm 1945.

Tuy nhiên, những đồn đoán gần đây rằng các nhà lãnh đạo EU đang xem xét phát hành trái phiếu chung để tài trợ cho năng lượng và chi tiêu quốc phòng, đã hỗ trợ đồng euro. Hội nghị thượng đỉnh của EU bắt đầu sau đó vào thứ Năm (10/6) tại Versailles, phía tây Paris.

ECB đang theo sau các ngân hàng trung ương lớn khác như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh trong chu kỳ thắt chặt chính sách sau thời kỳ đại dịch, điều này cũng đã đè nặng lên đồng tiền chung.

Fed được dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản khi họp vào tuần tới. "Thị trường nhìn chung vẫn đang chờ đợi Fed "diều hâu" nhất trong các nền kinh tế đang phát triển, và điều đó sẽ hỗ trợ đồng đô la ở mức biên", ông Rai của CIBC cho biết.

Giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 2 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, không chỉ cao nhất trong năm nay, mà là mức tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm. Lạm phát có khả năng tăng tốc hơn nữa trong những tháng tới khi cuộc chiến của Nga - Ukraine làm tăng chi phí dầu thô và các mặt hàng khác.

Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc ngày 10/3 theo giời Việt Nam tăng 0,406% lên 98,368 dữ liệu về lạm phát tháng 2. Phiên liền trước (9/3), Dollar index đã giảm 1,17%.

Rúp Nga biến động như tàu lượn. Đồng tiền này đã giảm 50% kể từ khi Moscow thực hiện chính dịch đặc biệt ở Ukraine, hôm 24/2, bất chấp các biện pháp của ngân hàng trung ương Nga.

Đồng nhân dân tệ Trung Quốc ngày 10/3 giảm giá so với USD do các nhà giao dịch vẫn lo lắng về căng thẳng địa chính trị và sự sụp đổ kinh tế khu vực này do khủng hoảng Nga – Ukraine.

Trước khi mở cửa thị trường, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ giá trung tâm ở mức cao nhất trong một tuần là 6,3105 CNY/USD, cao hơn mức cố định trước đó là 6.3178. Tuy nhiên, các nhà giao dịch và nhà phân tích cho biết mức tăng đó không bền vững.

Trên thị trường giao ngay, nhân dân tệ nội địa trưa ngày 10/3 ở mức 6,3162, sau đó giảm xuống 6,3203, yếu hơn 28 pips so với đóng cửa cuối phiên trước đó.

Tại thị trường tiền điện tử, Bitcoin giảm gần 6,52% xuống còn 39.225 đô la, xóa hầu hết lợi nhuận đạt được vào ngày hôm trước sau khi lệnh điều hành của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden yêu cầu chính phủ chuẩn bị báo cáo về tương lai của tiền điện tử, làm dịu lo ngại thị trường về một sự thúc ép quản lý ngay lập tức đối với tiền điện tử.

Euro giảm sau cuộc họp của ECB, USD tăng bởi dữ liệu lạm phát, Bitocoin giảm mạnh, vàng quanh mức 2.000  - Ảnh 1.

Diễn biến giá Bitocin ngày 10/3.

Giá vàng ổn định ở sát mức 2.000 USD/ounce sau những biến động lớn, trong bối cảnh vàng vẫn thu hút sự chú ý tác động tới nhu càu trú ẩn an toàn của vàng - được hỗ trợ bởi sự thiếu tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 10/3 theo giờ Việt Nam vững ở 1.992,37 USD, sau khi giảm 3% ở phiên liền trước. Vàng kỳ hạn tháng 4 cũng tăng 0,5% lên 1.998,60 USD.

Các nhà đầu tư cũng xem xét dữ liệu lạm phát tháng 2 từ Mỹ - phù hợp với dự đoán nhưng cũng cho thấy mức tăng so với cùng kỳ năm trước mạnh nhất kể từ tháng 1 năm 1982.

Jim Wycoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết: "Các con số lạm phát chắc chắn là một yếu tố cơ bản khiến cho vàng tăng giá. Tuy nhiên, địa chính trị đang lấn át dữ liệu kinh tế".

Tham khảo: Refinitiv, Coindesk

https://cafef.vn/bitcoin-giam-sau-vang-quanh-muc-2000-usd-cac-loai-tien-te-bien-dong-manh-20220311002440813.chn

Nguồn: