Sau khi giảm 30% xuống mức thấp kỷ lục lịch sử khi các nhà đầu tư đánh giá tác động nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt đối với Nga, xuống 120 RUB/USD trong ngày hôm qua, rúp đã hồi phục vào cuối phiên để thu hẹp mức giảm trong ngày 28/2 chỉ còn khoảng 15%, ở mức 109 RUB/USD, bởi Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) khẩn cấp tăng lãi suất và áp dụng các biện pháp khác.
Theo đó, CBR đã tăng gấp hơn 2 lần mức lãi suất cơ bản, 9,5% lên 20%, với lời giải thích để "bù đắp rủi ro mất giá của đồng rúp và lạm phát". Đồng thời, CRB cấm các nhà đầu tư nước ngoài bán chứng khoán Nga nhằm ngăn thị trường sụp đổ và nối lại hoạt động mua vàng sau 2 năm tạm dừng vì COVID-19.
Nga hiện có tổng các khoản ngoại tệ ở nước ngoài ước tính khoảng 300 tỷ USD, đủ để gây gián đoạn thị trường tiền tệ nếu Nga chịu tác động bởi các biện pháp trừng phạt hoặc hành động bất thường để tránh điều đó.
Cả Nga và Ukraine hôm thứ Hai (28/2) cho biết các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga đã bắt đầu. Tin tức về các cuộc đàm phán đã giúp xoa dịu một số lo lắng, cũng góp phần thu hẹp mức giảm giá của đồng euro về cuối phiên, xuống còn giảm giảm 0,48% trong ngày 28/2, chốt ở mức 1,1213 đô la. Trước đó, trong phiên này, có lúc euro giảm hơn 1% xuống mức thấp nhất trong 4 ngày là 1,1121 USD.
Chiến lược gia phụ trách thị trường Karl Schamotta của công ty Corpay cho biết: "Tiền euro vẫn chịu thiệt hại do khu vực đồng euro đang trong thế cực kỳ khó khăn bởi chịu nhiều rủi ro nhất về nguy cơ giá hàng hóa tăng vọt hoặc khả năng gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng".
Ông nói: "Các nhà giao dịch rất nghi ngờ về việc nắm giữ các vị thế sử dụng đồng euro".
Trong khi đó, trưởng bộ phận chiến lược tại quỹ Clearbridge Investments, ông Jeff Schulze, cũng cho rằng: "Châu Âu đang chịu tác động nặng nề từ việc Nga tấn công Ukraina, chi phí năng lượng cao gây tổn hại đến người tiêu dùng và mức độ trừng phạt gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế châu Âu, và tăng trưởng kinh tế Mỹ".
Mối lo ngại chung đối với các tài sản rủi ro đã hỗ trợ tích cực cho đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ. Theo đó, đồng bạc xanh kết thúc ngày 28/2 theo giờ Việt Nam giảm 0,15% so với yên và giảm 0,77% so với franc.
Chỉ số Dollar index tăng vọt thêm 0,26% lên 26,867 vào lúc kết thúc ngày 28/2 trong bối cảnh tác động từ xung đột kéo dài tại Ukraine khiến cho nhu cầu đối với đồng tiền dự trữ của thế giới ngày một tăng cao.
Chiến lược gia tại ngân hàng quốc gia Australia, ông Rodrigo Catril, nhận định: "Đồng USD là vua, nó giúp mang đến thanh khoản và vị thế của đồng tiền an toàn. Khi có vấn đề xảy ra, bạn cần phải tìm kiếm yếu tố hỗ trợ".
Trong khi giá dầu- một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Canada- tăng vọt đã giúp hỗ trợ đồng tiền Canada tăng khoảng 0,2% lên 78,89 US cent, mặc dù CAD cũng được xếp vào nhóm các tiền tệ rủi ro.
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm do cổ phiếu ngân hàng lao dốc. Cổ phiếu của các ngân hàng JPMorgan Chase & Co, Bank of America và Goldman Sachs đều giảm gần 3%, kéo chỉ số ngân hàng trong S&P 500 giảm 2,7%.
Cổ phiếu của các ngân hàng Châu Âu cũng lao dốc, với lý do tương tự như đồng euro giảm so với USD.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng Châu Âu lao dốc.
Các nhà đầu tư Phố Wall trở nên bi quan vì cổ phiếu đang chịu tác động kép. Lúc kết thúc ngày 28/2 theo giờ Việt Nam, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 442,67 điểm, tương đương 1,30%, xuống 33.616,08, S&P 500 giảm 44,39 điểm, tương đương 1,01%, xuống 4.340,26, trong khi Nasdaq Composite giảm 81,87 điểm, tương đương 0,60% xuống 13.612,75 điểm – mức giảm được hạn chế bởi sự hỗ trợ từ cổ phiếu của Tesla và cổ phiếu an ninh mạng.
Chris Senyek, chiến lược gia đầu tư tại Wolfe Research cho biết: "Chúng tôi tin rằng rủi ro về sai lầm chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang trở nên trầm trọng hơn do tình hình ở Nga – Ukraine làm lu mờ bức tranh lạm phát, đồng thời sẽ làm gia tăng những sóng gió kinh tế". Theo ông: "Cho đến khi có sự rõ ràng hơn về lạm phát, cụ thể là các hành động của Fed trong tương lai và căng thẳng địa chính trị, chúng tôi thường ưu tiên các cổ phiếu có giá trị kết hợp (đặc biệt là năng lượng) và quốc phòng (ví dụ: mặt hàng chủ lực và chăm sóc sức khỏe).
Đó là lý do khiến cổ phiếu quốc phòng Raytheon Technologies, Lockheed Martin Corp, General Dynamics Corp, Northrop Grumman và L3Harris Technologies đã tăng từ 3,1% đến 4,6% sau tin Đức sẽ tăng chi tiêu quân sự.
Trên thị trường tiền điện tử, giá Bitcoin tăng vọt khi Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Nga. Động thái này làm nổi bật vai trò của tiền điện tử. Bitcoin kết thúc ngày 28/2 theo giờ Việt Nam tăng 8,2% lên 40.959,30 USD, trong khi Ether tăng 6,7% lên 2.801,93 USD.
Cập nhật đầu giờ sáng 01/3, Bitcoin tăng hơn 14% lên trên 43.000 USD.
Giá Bitcoin ngày 28/2
Giá vàng và palladium tiếp tục tăng vọt, do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung và nhà đầu tư gia tăng nhu cầu tìm nơi trú ẩn an toàn.
Giá palladium ngày 28/2 có lúc tăng 7% lên 2.551,5 USSD/ounce, kết thúc phiên vẫn tăng 4,6% lên 2.476,54 USD. Hãng Nornickel của Nga là nhà cung cấp palladium lớn nhất thế giới, được các nhà sản xuất ô tô sử dụng cho các bộ chuyển đổi xúc tác.
Giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 28/2 theo giờ Việt Nam tăng 1,4% lên 1.914 USD/ounce, trước đó cùng phiên có lúc tăng 2,2%; vàng kỳ hạn tháng 4 cũng tăng 1,6% lên 1.917,10 USD.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao thuộc Kitco Metals, cho biết: "Khi yếu tố địa chính trị thực sự căng thẳng, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn có vị thế vượt trội so với các loại tiền điện tử và thậm chí các tài sản khác như trái phiếu kho bạc".
Đáng chú ý, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ bắt đầu thu mua vàng trở lại, chỉ chưa đầy hai năm sau khi họ kết thúc đợt mua kéo dài – yếu tố đã góp phần đẩy tăng giá vàng trong thập kỷ trước. CBR đã dành 6 năm để tích lũy vàng một cách nhanh chóng, khiến lượng vàng dự trữ của họ tăng gấp đôi. Họ chỉ dừng việc mua vào tháng 3 năm 2020 khi giá tăng đột biến bởi bùng phát đại dịch Covid-19, và phần lớn vẫn giữ trong kho kho dự trữ kể từ đó.
Nga tăng mạnh tích trữ vàng trong thập kỷ qua.
Tham khảo: Refinitiv, Bloomberg
Nguồn: