Bộ Công Thương cảnh báo bẫy cho vay trực tuyến bùng phát trong mùa dịch Covid-19

23/11/2024
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cục có tiếp nhận nhận một số phản ánh, khiếu nại của người dân đến liên quan đến hoạt động cho vay trực tuyến.

Qua quá trình xác minh thông tin, Cục Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý và khuyến cáo người dân không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân không giới thiệu rõ chức năng của đơn vị là công ty tài chính, ngân hàng hoặc là đơn vị có chức năng tư vấn, kết nối giữa người đi vay và người cho vay; không nêu rõ thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại hoặc có nhưng địa chỉ, thông tin liên hệ ở nước ngoài; không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch; không gửi trước mẫu hợp đồng vay tiền và các nội dung chi tiết để người vay tìm hiểu trước khi giao dịch.

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn tiếp diễn, người dân gặp khó khăn về tài chính, không bảo đảm khả năng trả nợ nên chủ động tìm đến các đơn vị liên quan để được gia hạn nợ, tránh tình trạng trả nợ quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan.

 Bộ Công Thương cảnh báo bẫy cho vay trực tuyến bùng phát trong mùa dịch Covid-19  - Ảnh 1.

Báo Người Lao Động từng nhiều lần phản ánh tình trạng tín dụng đen đội lốt cho vay trực tuyến giăng bẫy khắp nơi. Ảnh: Hoàng Triều

Thực tế, Báo Người Lao Động từng nhiều lần phản ánh về tình trạng cho vay trực tuyến hay cho vay qua ứng dụng điện thoại (app) xuất hiện khá nhiều vài năm gần đây nhưng chưa được cấp phép hoặc quản lý. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, kinh doanh của người dân, các dịch vụ "chui" này có dấu hiệu bùng phát mạnh hơn. Người dân thường xuyên nhận được những lời chào mời, giới thiệu vay tiền hấp dẫn nhưng kèm theo đó là hàng loạt điều kiện ngặt nghèo, lãi suất cao chót vót mà ít ai nhận ra được.

Ông Nguyễn Vạn Thọ (quận Tận Bình, TP HCM ) - từng nhiều lần vay tiền qua mạng, cho biết bên cho vay thường liên lạc bằng điện thoại để xác nhận khoản vay, địa chỉ, danh tính của người vay; hướng dẫn khách đến các đại điểm do bên cho vay chỉ định để trả nợ… Thế nhưng, khi người vay gọi lại các số điện thoại đó thì không liên lạc được. Thậm chí có khi bên cho vay cung cấp cho người vay danh tính, địa chỉ đơn vị giải ngân nhưng trên thực tế không có thật hoặc nếu có thì đơn vị đó chỉ là một tiệm cầm đồ.

Mới đây, cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây cho vay thông qua các ứng dụng các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online", lãi suất lên đến 1.095%/năm. Đường dây cho vay nặng lãi này do một số đối tượng người Trung Quốc thiết lập với khoảng 40 nhân viên người Việt Nam có nhiệm vụ xét duyệt, thẩm định cho vay và đòi nợ hơn 60.000 người vay trải dài khắp 60 tỉnh, thành phố.

Các đối tượng này lợi dụng ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mất việc làm nên có nhu cầu tài chính để chi tiêu hoặc thanh toán nợ nần nhưng không đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng, công ty tài chính. Từ đó, họ tìm đến vay trực tuyến vì điều kiện được vay hết sức đơn giản, chấp nhận lãi suất cao ngất ngưỡng.

Nguồn: