Trong báo cáo chiến lược quý II mới đây, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đưa ra mức cấp tín dụng thấp trong bối cảnh nhu cầu tín dụng suy giảm. Theo BSC, NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng và TCTD khoảng 10,1% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 13% đầu năm đặt ra do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Điều này giúp tạo "room" cấp thêm tín dụng tùy tình hình biến động của kinh tế vĩ mô nhằm hỗ trợ nền kinh tế. CTCK cũng cho rằng "room" tín dụng còn lại có thể được cấp vào cuối năm nếu lạm phát được kiểm soát tốt.
Theo BSC, trong các ngân hàng được theo dõi thì Techcombank VPBank, ACB, MBBank, TPBank được cho phép tăng trưởng tín dụng cao nhất, lần lượt là 13%; 13%; 11,75%; 11,75% và 11,5%.
Trong nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, Vietcombank được cấp "room" 10%, BIDV 9% và VietinBank 8,5%. VietinBak cũng là ngân hàng niêm yết được NHNN cấp mức "room" thấp nhất, do ngân hàng này vẫn chưa tăng được vốn điều lệ. Trước đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 của VietinBank cũng chỉ ở mức 7,3%.
Việc được giao một hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp hướng tín dụng vào những lĩnh vực an toàn hơn, tránh nguy cơ các ngân hàng đẩy cho vay vào các phân khúc rủi ro cao và giảm mức độ cạnh tranh về huy động tiền gửi, nhờ đó giảm lãi suất huy động và tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Việc giảm lãi suất đầu vào sẽ giúp phần nào bù đắp cho các ngân hàng khi phải hạ lãi suất đầu ra.
Trong quý I, NHNN đã hạ lãi suất điều hành hỗ trợ chi phí vốn và tăng lãi suất tiền gửi tại NHNN trong hệ thống.
Việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí vốn. BSC ước tính việc này sẽ giúp toàn ngành tiết kiệm được 4,454 tỷ đồng, trong đó ACB (479 tỷ VND), BIDV (682 tỷ VND), VietinBank (746 tỷ VND),..
Trong khi đó, tại Hội nghị trực tuyến mới đây, NHNN cho biết trong năm nay dự kiến tín dụng cho nền kinh tế sẽ tăng khoảng 900.000 tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tương đương với mức tăng khoảng 11-14%.
Nguồn: