Kế hoạch nghỉ hưu của bố mẹ - Món quà quý giá nhất dành cho con cái

23/11/2024
Tuổi hưu trí đánh dấu một bước chuyển mới trong cuộc đời khi nhiều người tin rằng đây là lúc tâm trí và cơ thể bước vào giai đoạn thư giãn sau thời gian dài lao động vất vả.

"Góc tối" của người cao tuổi ở phương Tây

Tuy nhiên, thực tế là những người ở độ tuổi này phải đối diện với nhiều thay đổi như sức khỏe bước sang bên kia sườn dốc, nguồn tài chính không còn ổn định và bắt đầu ít nhiều phải phụ thuộc vào con cái. Nhiều người chia sẻ, về hưu không hẳn là được tận hưởng cuộc sống mà ngược lại còn đem cho họ áp lực phải thích nghi với cuộc sống mới. Ở nhiều quốc gia phương Tây, người ta không có thói quen tích lũy tiền bạc để chuẩn bị cho tuổi về hưu. Với bản tính phóng khoáng, thích tận hưởng cuộc sống và không lo lắng mấy đến tương lai, đa phần số tiền kiếm được họ sử dụng cho các dịch vụ ăn uống, giải trí và du lịch... 

Theo một khảo sát đã được GOBankingRates thực hiện online hồi tháng 2/2018 cho thấy 42% người Mỹ không có đủ 10.000 USD trong tài khoản tiết kiệm khi về hưu. Tình hình ngày càng xấu đi khi chính phủ Mỹ phải nâng mức trợ cấp xã hội vì mỗi ngày có thêm từ 8.000 đến 10.000 người bước sang tuổi 65. Rất nhiều trong số đó không có tiền tiết kiệm, trong khi chi phí y tế và sinh hoạt xứ cờ hoa ngày một tăng.

Frank Earl (64 tuổi, người Anh) thì chia sẻ: "Ở Anh, khi về hưu, nếu sống một mình, mỗi người được nhận 75 bảng mỗi tuần. Nếu là vợ chồng già, số tiền cho cả hai người sẽ ít hơn. Như tôi may mắn được các con hỗ trợ thêm một khoản tiền hằng tháng nên không đến nỗi phải vất vả. Nhìn chung, nếu không có thêm những khoản trợ cấp khác, tất cả đều sống chật vật với số tiền này".

Để nghỉ hưu thực sự là chuỗi ngày an nhàn và thảnh thơi

Theo một khảo sát của Nielsen vào quý II năm 2018, người lớn tuổi ở Đông Nam Á có vẻ có kế hoạch nghỉ hưu tốt hơn người phương Tây, dẫn chứng bởi tỷ lệ người có tiền tiết kiệm dẫn đầu trong suốt 2 năm qua. Như tại Việt Nam, có đến 70% số người được hỏi đều có khoản tiết kiệm gửi tại ngân hàng.

Có thể thấy, khi bước vào độ tuổi ngũ tuần, người Việt có nhiều lý do cho việc tích lũy của cải như: lo sợ nguồn thu nhập không ổn định, chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng,... Thế nhưng, dù liệt kê muôn vàn lý do thì mối bận tâm sâu xa nhất, khiến phần đông trong số họ lên kế hoạch tiết kiệm hưu trí ngay từ sớm, lại là gia đình. Tâm lý chung của đa phần người Việt, cuộc sống về hưu chỉ thực sự hạnh phúc khi họ không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và có chút "của để dành" cho con cháu.

Bác Thịnh (59 tuổi, Q.4, TP.HCM) chia sẻ về câu chuyện tiết kiệm của mình bắt đầu từ khi bước qua tuổi 50. Với bác, kế hoạch tiết kiệm này đến từ một câu chuyện bác vô tình gặp phải nhưng để lại nhiều trăn trở. Bác kể: "Gần nhà tôi có gia đình hai ông bà hàng xóm, khi trẻ dành hết tiền bạc để làm ăn, nhưng trời xui đất khiến buôn bán thua lỗ, ông bà bên ấy giờ già yếu rồi, không còn khoản để dành phải trông cậy vô con cái vì hay đau ốm lắm, mà con cái đi làm ăn xa cũng rất khó khăn, vất vả. Tôi chột dạ nghĩ, lỡ mình sau này rơi vào hoàn cảnh tương tự thì sao".

Lo lắng cho tương lai nên ngay khi vừa bước qua tuổi 50, bác Thịnh đã mở một sổ tiết kiệm tại ngân hàng VPBank và gửi đều đặn một phần tiền lương vào đó. "Người già như tôi thường mang một áp lực trở thành gánh nặng cho con cái. Trong khi chúng đã có quá nhiều thứ phải lo từ công việc đến cuộc sống gia đình. Số tiền dành dụm cũng khiến cho cuộc sống hiện giờ của tôi rất vui vẻ, tư tưởng thoải mái. Đợt này Ngân hàng còn có chương trình tiết kiệm Tuổi Vàng cho người trên 50, tôi không chỉ được khám sức khỏe miễn phí mà còn được tặng 1 triệu khi mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ. Nếu sức khỏe đảm bảo, không cần phải đụng đến khoản tiết kiệm này thì đó cũng coi như là "của ăn của để" tôi dành cho con cháu mình." – Bác Thịnh chia sẻ thêm.

Kế hoạch nghỉ hưu của bố mẹ - Món quà quý giá nhất dành cho con cái - Ảnh 1.

Các ngân hàng hiện có rất nhiều ưu đãi tiết kiệm dành cho người trên 50 tuổi

Nhờ thói quen hay lo xa, giấc mơ "dưỡng già" của đa phần người Việt hoàn toàn nằm trong tầm tay. Đó là một cuộc sống hưu trí vẹn tròn, an nhàn, không vướng bận chuyện tiền bạc, sức khỏe hay trở thành gánh nặng cho gia đình và được tự do tận hưởng những thú vui cuộc sống. Thế nên, không chỉ bác Thịnh mà nhiều người Việt khi vừa bước sang ngũ tuần đã tất bật lên kế hoạch dành dụm cho hưu trí và coi đó là món quà quý giá nhất mình dành cho con cái.

Nguồn: