Dịch Covid-19 kéo dài đã khiến hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, thậm chí đóng cửa. Trước tình hình đó, các Ngân hàng đã nhanh chóng tăng cường nội lực bằng việc đẩy mạnh tiềm lực tài chính, tăng chi phí dự phòng hoạt động, chuẩn hóa đội ngũ nhân sự, đẩy mạnh số hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ... để đáp ứng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, phù hợp với xu thế thị trường hiện nay.
Nâng cao tiềm lực tài chính và quản trị rủi ro
6 tháng đầu năm, hàng loạt ngân hàng Thương mại cổ phần tiếp tục tăng trưởng về quy mô, đặc biệt là tổng tài sản … nhằm tăng cường nền tảng tài chính vững chắc để sẵn sàng đối phó với các thách thức và diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Cùng chung xu thế này, 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của Nam A Bank đã tăng mạnh vượt mốc hơn 100.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so với đầu năm. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng dự kiến phương án tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng vào cuối năm nay. Đại diện nhà băng này cho biết: "Việc gia tăng tiềm lực tài chính sẽ là nền tảng vững chắc để Ngân hàng hoạt động bền vững trong bối cách dịch Covid-19 kéo dài và tạo tiền đề để sự phát triển mạnh mẽ thời gian tiếp theo".
Song song với việc tăng cường tiềm lực tài chính, các nhà băng đặc biệt chú trọng vào quản trị rủi ro. Sự thận trọng trong phòng ngừa rủi ro còn được phản ánh ở tỷ lệ tăng chi phí dự phòng trong 6 tháng vừa qua ở nhiều ngân hàng như Vietcombank, VietinBank, SHB, MB, Sacombank, Nam A Bank…
Hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng còn được thể hiện qua việc triển khai tốt các thông tư Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do Covid-19.
Đơn cử, tính đến đầu tháng 5/2020, dư nợ của các khoản nợ được VP Bank cơ cấu lại lên đến gần 12.000 tỷ đồng với gần 14.000 trường hợp. Trong khi đó, năm 2020 này, Nam A Bank dự kiến dành đến 30.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng khắc phục ảnh hưởng dịch Covid-19. Tính đến tháng 6, tổng dư nợ ngân hàng này đã giảm lãi suất, cơ cấu nợ, cho vay ưu đãi trên 10.000 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2020, Nam A Bank đã thực hiện điều chỉnh giảm 5 lần lãi suất huy động nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục những khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài.
Đẩy nhanh tiến độ "số hóa" ngân hàng
Việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người với người là một trong những hoạt động cần thiết để phòng ngừa sự lây lan của dịch Covid-19, góp phần bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Theo đó, thị trường các ngân hàng như Vietcombank, TP Bank, Nam A Bank, HD Bank, VIB… đều đã tích cực đẩy nhanh tiến độ "số hóa".
Tại Nam A Bank, bên cạnh các sản phẩm ngân hàng điện tử như Open Banking, Mobile Banking đang hấp dẫn khách hàng sử dụng thì nhà băng này còn đưa robot OPBA vào phục vụ giao dịch trên toàn hệ thống ngay từ những tháng đầu năm 2020. Sắp tới, Nam A Bank sẽ tiếp tục triển khai Onebank – hệ thống máy giao dịch qua video tự động cho phép khách hàng có thể mở tài khoản, nộp tiền tiết kiệm mà không phải đi đến quầy giao dịch. Bên cạnh đó, việc sử dụng Tablet hay đặt lịch tự động sẽ giúp khách hàng rút ngắn thời gian giao dịch và hạn chế tiếp xúc với nhân viên Ngân hàng.
Nam A Bank đã đưa robot OPBA vào giao dịch trên toàn hệ thống.
Song song với những hoạt động này, các ngân hàng "tung" hàng loạt chương trình khuyến mãi để khuyến khích khách hàng sử dụng giao dịch trực tuyến, hạn chế sử dụng tiền mặt để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Đơn cử, Nam A Bank đang triển khai chương trình "Ưu đãi vô cực", khách hàng nhận ưu đãi miễn 100% hơn 11 khoản mục phí dịch vụ; dành hàng loạt ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng quốc tế Nam A Bank khi mua sắm tại trang thương mại điện tử Tiki…
Bênh cạnh đó, hệ thống nhà băng cũng tăng cường tính bảo mật, an toàn cho khách hàng khi giao dịch trực tuyến như: Sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, QR Pay, mã xác thực OTP… Sắp tới, Nam A Bank sẽ ứng dụng eKYC– định danh khách hàng điện tử vào giao dịch nhằm đơn giản hóa quy trình xác minh khách hàng, giúp khách hàng giảm bớt thời gian, công sức đến quầy giao dịch trực tiếp.
Cùng với việc đẩy mạnh ngân hàng số, các nhà băng tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp với thời đại "số hóa". Đại diện Nam A Bank cho biết, "Máy móc không thể thay thế hoàn toàn con người, con người mới thực sự làm chủ công nghệ, khiến công nghệ phục vụ hiệu quả cho công việc nhanh chóng hơn, an toàn hơn".
Theo đó, mặc dù không nằm ngoài "dòng chảy" của việc gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Nam A Bank vẫn tiếp tục nỗ lực tạo môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân viên phát triển bản thân, tăng cường các hoạt động gắn kết nội bộ, đẩy mạnh chương trình đạo tạo nguồn nhân lực…nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sẵn sàng cho những bước phát triển mới.
Nguồn: