Các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ gặp nhau, liên minh NATO cũng vậy, trong khi tất cả các bên cùng lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ của Trung Quốc.
Ngoài ra, niềm tin kinh tế đang bị ảnh hưởng như thế nào? Điều đó sẽ được thể hiện ở Chỉ số quản lý sức mua (PMI) trong tháng 3, trong khi các ngân hàng trung ương tiếp tục đi trên những con đường khác nhau: Na Uy dự kiến sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, trong khi khả năng Trung Quóc sẽ nới lỏng nhiều hơn nữa chính sách của mình.
Dưới đây là những sự kiện kinh tế - tài chính sẽ diễn ra trong tuần tới thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trên toàn thế giới:
1/ Nỗ lực đàm phán hòa bình
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine trong thời gian qua chưa đi đến một đột phá nào. Mặc dù vậy, các hoạt động ngoại giao trên một số lĩnh vực vẫn đang tiếp diễn.
Nga đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác, đặc biệt là để bán hàng hóa theo cách vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đang vận động các quốc hội nước ngoài và NATO xây dựng vùng cấm bay trên đất nước của ông.
Tổng thống Mỹ, Joe Biden, sẽ tham gia cuộc họp và cả hội nghị thượng đỉnh EU vào giữa tuần tới tại Brussels nhằm củng cố sự gắn kết với các đồng minh châu Âu.
Ông Biden đã điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề Nga – Ukraine.
2/ Phép thử niềm tin qua chỉ số PMI
Tuần tới sẽ là "tuần lễ PMI", với hàng loạt chỉ số PMI tháng 3 của các nền kinh tế quan trọng sẽ được công bố, qua đó đánh giá hoạt động kinh tế - phép thử chính xác về các tác động từ cuộc chiến ở Ukraine.
Nhìn chung, PMI của các nền kinh tế gần đây đều đã giữ trên mốc 50 – ngưỡng phân định giữa sản xuất tăng trưởng và suy giảm. Tuy nhiên, sau khi chỉ số ZEW cho thấy tinh thần của nhà đầu tư Đức sụt giảm kỷ lục vào tháng 3, không thể loại trừ nguy cơ suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Nhưng khi chi phí năng lượng tăng cao đang bóp nghẹt thu nhập và tiêu dùng thực tế. Nếu xảy ra tình trạng một loạt PMI giảm sút nghiêm trọng có thể hồi chuông cảnh báo suy thoái sẽ vang lên.
Khủng hoảng Nga – Ukraine ảnh hưởng đến kinh tế thế giới - qua chỉ số PMI của Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc
3/ S&P 500 sẽ đi theo hướng nào?
Hai năm trước, vào ngày 23 tháng 3 năm 2020, chỉ số S&P 500 đã bị rung lắc nghiêm trọng do COVID-19. Kể từ đó, chỉ số này đã tăng khoảng 90% nhờ vào các chương trình kích thích lớn của chính phủ Mỹ và sự hỗ trợ chưa từng có từ Cục Dự trữ Liên bang nước này (Fed).
Giờ đây, thị trường phải đối mặt với một loạt lo lắng mới. Đứng đầu trong số đó là việc liệu Fed, đơn vị đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 vào thứ Tư (16/8), có thể chống lại lạm phát tăng vọt mà không khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái hay không?
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng gần 70 điểm cơ bản trong năm nay, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng 120 điểm cơ bản. Nếu khoảng cách giữa hai kỳ hạn, hiện ở khoảng 20 điểm cơ bản, chuyển sang âm, thì điều đó có nghĩa là một cuộc suy thoái kinh tế đang đến.
Sau khi Fed đưa ra lộ trình tăng lãi suất nhiều hơn so với dự kiến, các thị trường sẽ theo dõi dữ liệu sắp tới - bên cạnh chỉ số PMI sẽ là các dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng, doanh số bán nhà mới và hàng hóa lâu bền. Chúng có thể cho biết liệu S&P 500 có thể lấy lại mức giảm 8% từ đầu năm đến nay hay không?
Diễn biến S&P 500 kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 đến nay.
4/ Động thái của ngân hàng trung ương các nước phát triển
Na Uy là quốc gia phát triển đầu tiên từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ khi đã tăng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12. Vào ngày 24 tháng 3, quốc gia này được dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa, đưa tỷ lệ lên 0,75%. Với lạm phát cao hơn mục tiêu 2% và dự đoán GDP tăng 3,6% vào năm 2022, dự kiến ngân hàng trung ương Na Uy sẽ có tới 4 lần tăng lãi suất trong năm nay. Cuộc họp sắp tới sẽ là cuộc họp đầu tiên do tân thống đốc Ida Wolden Bache chủ trì.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng sẽ họp cùng ngày với Na Uy, nhưng được dự báo là sẽ không có động thái tương tự. Dự báo Thụy Sỹ sẽ giữ nguyên mức lãi suất ở -0,75% như hiện nay - mức thấp nhất thế giới. Mặc dù lạm phát 2,2% trong tháng 2 là mức cao nhất kể từ năm 2008, chính sách thắt chặt có nguy cơ sẽ đẩy đồng franc Thụy Sĩ tăng giá - một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu. SNB gần đây đã có hành động can thiệp hiếm hoi bằng lời nói y và cũng tăng cường mua ngoại tệ.
Na Uy đi tiên phong trong phong trào tăng lãi suất.
5/ Trung Quốc đi ngược chiều
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đảm bảo rằng việc nới lỏng chính sách thực sự đang được tiến hành và các nhà chức trách sẽ ‘dịu dàng’ hơn đối với các thị trường đã giúp chứng khoán Trung Quốc có mức tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ.
Thách thức hiện nay đối với nền kinh tế này là cung cấp những biện pháp hỗ trợ có ý nghĩa mà không làm các nhà đầu tư hiểu nhầm về tình trạng của nền kinh tế. Một ‘cơ hội’ cho thị trường sẽ đến vào thứ Hai (21/3) khi lãi suất cho vay tham chiếu dự kiến sẽ được giữ nguyên.
Việc nới lỏng chính sách cũng có thể được thực hiện bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hoặc bằng cách giảm lãi suất trung hạn vào tháng 4 tới. Các nhà đầu tư đang rất nóng lòng chờ đợi những cơ hội đó.
Chỉ số PE của thị trường chứng khoán Trung Quốc so với thế giới.
Tham khảo: Reuters
Nguồn: