Đến thời điểm này, VPBank là NH duy nhất cho vay tín chấp với hạn mức đến 5 tỷ đồng cho nhóm ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, dệt may, da, giày, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thiết bị điện, điện tử và sản phẩm quang học.
Thực ra NHNN đưa ra thông điệp tăng cho vay tín chấp nhưng không có nghĩa bắt buộc NHTM phải thực hiện. Yêu cầu tăng cường cho vay tín chấp là cách NHNN tạo ra chính sách mới để NH an tâm mở rộng phương thức cho vay. Còn khi áp dụng trên thực tế, NHTM sẽ tính toán khả năng tín chấp, hạn mức cho vay tùy thuộc khả năng giám sát dòng tiền đưa ra được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng tín chấp nhưng DN dùng tiền đó để làm việc khác.
Mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, cho biết NHNN sẽ tiếp tục sửa Thông tư 39/2016 về việc cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD). Hướng sửa đổi là giao quyền chủ động quyết định tín chấp hay thế chấp, tỷ lệ thế chấp, tín chấp ở mức nào cho NHTM và giám đốc chi nhánh các NH. Sửa đổi này cũng giải quyết tình trạng khi cho vay không thu được nợ, cán bộ NH phải chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, lãnh đạo các NHTM cũng chia sẻ dù có quy định mới, DN muốn vay tín chấp cũng phải tạo được lòng tin với NH về hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và DN phải gắn bó lâu dài, NH có thể giám sát được dòng tiền của DN đó. Trong khi đó, các DNNVV hiện nay không gắn bó với 1 NH mà mỗi thời điểm vay 1 NH khác nhau để tận dụng các ưu đãi. Điều này đã cản trở việc theo dõi dòng tiền, đánh giá tín nhiệm để cho vay tín chấp của NH.
Đúng ra quỹ bảo lãnh tín dụng mới là chìa khóa mở ra cho vay tín chấp, là cầu nối hỗ trợ cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các NH, TCTD phi NH, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân thông qua sự bảo lãnh của quỹ. Nhưng hoạt động của các quỹ này cho đến nay rất mờ nhạt. Đáng nói hơn, DN tìm đến các quỹ này rất khó đáp ứng nổi các điều kiện để được bảo lãnh.
Nguồn: