Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 149/QĐ-TTg.
Theo đó, mục tiêu bao quát là giúp mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng mà Thủ tướng đã phê duyệt chính là việc hướng tới phát triển mô hình đại lý ngân hàng nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân ở các vùng chưa hoặc ít có dịch vụ ngân hàng.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý ngân hàng; ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý tại những nơi mật độ chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng còn thấp.
Cùng đó, chiến lược vừa phê duyệt cũng nêu hướng nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng có mạng lưới rộng khắp hoặc địa bàn hoạt động tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (như các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng) trở thành đại lý của ngân hàng nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi các điểm cung ứng dịch vụ tài chính.
Được biết, cho tới nay, đã có nhiều quốc gia ban hành quy định hướng dẫn hoạt động của mô hình đại lý ngân hàng.
Báo cáo về Tài chính toàn diện năm 2017 của Ngân hàng Thế giới dựa trên kết quả điều tra đối với 124 cơ quan quản lý tài chính (ngân hàng trung ương) đại diện cho 141 nền kinh tế thế giới cho thấy, đã có 105/124 cơ quan quản lý cho phép thực hiện hoạt động đại lý. Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 149/QĐ-TTg.
Theo đó, mục tiêu bao quát là giúp mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng mà Thủ tướng đã phê duyệt chính là việc hướng tới phát triển mô hình đại lý ngân hàng nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân ở các vùng chưa hoặc ít có dịch vụ ngân hàng.
Trong đó, 81% cho phép ngân hàng thương mại hợp đồng với đại lý bán lẻ làm kênh phân phối, 91% cho phép tổ chức phi ngân hàng hợp đồng với đại lý bán lẻ làm kênh phân phối. Hơn 60% các cơ quan quản lý còn cho phép các hợp tác xã tài chính (tương đương như Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam), các tổ chức nhận tiền gửi khác như tổ chức tài chính vi mô được phép triển khai hoạt động này.
Hoạt động đại lý phổ biến nhất là thực hiện các giao dịch rút tiền, nhưng cũng có nhiều hoạt động khác được các đại lý thực hiện và quy định này khác nhau giữa các nước. Hơn 50% quốc gia cho phép các ngân hàng thương mại thuê các đại lý thực hiện quy trình nhận biết khách hàng, nhận tiền gửi, nhận đơn xin mở tài khoản tiền gửi và xin vay. 42% quốc gia cho phép ngân hàng thương mại thuê đại lý thực hiện mở tài khoản cho khách hàng và một số ít hơn cho phép đại lý phê duyệt khoản vay theo chính sách cụ thể của tổ chức chủ quản.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý ngân hàng; ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý tại những nơi mật độ chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng còn thấp.
Cùng đó, chiến lược vừa phê duyệt cũng nêu hướng nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng có mạng lưới rộng khắp hoặc địa bàn hoạt động tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (như các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng) trở thành đại lý của ngân hàng nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi các điểm cung ứng dịch vụ tài chính.
Được biết, cho tới nay, đã có nhiều quốc gia ban hành quy định hướng dẫn hoạt động của mô hình đại lý ngân hàng.
Báo cáo về Tài chính toàn diện năm 2017 của Ngân hàng Thế giới dựa trên kết quả điều tra đối với 124 cơ quan quản lý tài chính (ngân hàng trung ương) đại diện cho 141 nền kinh tế thế giới cho thấy, đã có 105/124 cơ quan quản lý cho phép thực hiện hoạt động đại lý.
Nguồn: