Với một số dòng trạng thái trên Twitter trong ngày thứ Ba nhắm đến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như tuyên bố của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu rằng ông này sẵn sàng hạ lãi suất cơ bản xuống dưới 0% để ứng phó với tình hình kinh tế châu Âu tăng trưởng chững lại, Tổng thống Trump đã đưa ra động thái can thiệp hiếm hoi của một Tổng thống vào chính sách tiền tệ của một nước khác.
Tổng thống Trump ghi trạng thái: “Ông Mario Draghi đã thông báo về khả năng sẽ có thêm chính sách kích thích tiền tệ, như vậy họ sẽ có thể cạnh tranh thiếu công bằng với Mỹ. Họ đã không ngừng làm điều này trong nhiều năm, giống như Trung Quốc và nhiều nước khác”.
Sau đó ông viết thêm rằng: “Chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức đã tăng do tuyên bố về kích thích tiền tệ từ ông Mario Draghi. Thật không công bằng cho nước Mỹ”.
Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Trump đổ lỗi các hoạt động chính sách tiền tệ ở nước ngoài là nguyên nhân khiến cho đồng USD tăng giá, làm tăng chi phí xuất khẩu của Mỹ. Cho đến nay, ông là Tổng thống Mỹ duy nhất thay đổi quan điểm chính sách ủng hộ đồng USD mạnh, khác với tất cả những người tiền nhiệm.
Bằng việc nhắm trực tiếp đến ông Draghi và phản ứng ngay lập tức với chính sách của Ngân hàng Trung ương nhiều nước ở nước ngoài, Tổng thống Trump đang khiến cho tình hình trở nên nóng lên khi mà chính Cục dự trữ liên bang của Mỹ đang tiến gần hơn đến việc quyết định về định hướng chính sách lãi suất trong một quyết định dự kiến được công bố trong ngày thứ tư.
Tuyên bố được đưa ra không lâu trước hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật, diễn biến mới nhất khẳng định cho quan điểm chính sách tiền tệ quyết liệt và vị thế của chính sách mà ông nhìn nhận trong chiến tranh thương mại.
Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương các nước đồng thuận rằng cuộc chiến tiền tệ, động thái đáp trả qua lại giữa các bên trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại, sẽ chẳng mang đến lợi ích cho bên nào. Họ tái khẳng định lại cam kết đưa ra vào tháng 3/2018 về việc không cạnh tranh hạ giá đồng nội tệ.
Trong tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã tăng số lượng nước đưa vào diện theo dõi từ 12 lên 21, Mỹ bổ sung một số nước như Ireland, Italy và Singapore dựa trên tiêu chí chặt chẽ hơn. Mỹ cũng tạm không gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Nguồn: